Đào tạo seo - Quảng cáo trực tuyến - Bảng giá quảng cáo Google Adwords - Bảng giá seo website ,Đào tạo seo free, Khóa học Seo miễn phígiá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords giá rẻ ổn định, công ty seo chuyên nghiệp

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Kiệt Tác Độc Đáo Trên Đồng Lúa Nhật Bản

Với người dân xứ sở hoa anh đào, trồng lúa cũng có thể trở thành một môn nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Tanbo là một loại hình nghệ thuật của xứ sở hoa anh đào, trong đó, người dân Nhật trồng các loại lúa với màu sắc khác nhau để tạo thành những bức tranh khổng lồ trên đồng. 

Trào lưu nghệ thuật Tanbo ra đời từ năm 1993, khi ngôi làng Inakadate, cách Tokyo 600 dặm về phía Bắc, tìm kiếm một phương pháp để vực dậy nền kinh tế khu vực. Họ muốn đầu tư vào du lịch và để thu hút du khách, những ruộng lúa Tanbo đã ra đời.
Cứ mỗi dịp tháng 4 hàng năm, dân làng lại tụ họp và cùng nhau quyết định sẽ trồng loại lúa nào trong năm. Cùng với các loại cây trồng, họ cũng phác thảo nên những hình vẽ Tanbo trên máy vi tính để biết chính xác màu cây nào sẽ được trồng ở đâu. 
Năm 2007, có tới 700 người đã tập trung tại Inakadate để trồng lúa cho đúng với bản phác thảo. Ở ngôi làng này, diện tích đồng lúa được sử dụng cho nghệ thuật Tanbo lên tới 15.000 mét vuông. 
Thời điểm lý tưởng để tới thăm những kiệt tác nghệ thuật trên đồng này là vào tháng 9, khi lúa chín đúng độ, đúng màu, tạo thành những bức tranh ấn tượng. Nhiều tháp ngắm cảnh ở vị trí cao đã được xây dựng để phục vụ việc ngắm các kiệt tác khổng lồ trên cánh đồng ở Nhật. 
Có 4 giống lúa bao gồm cả loại gia truyền và hiện đại được trồng trên đồng, trong đó nổi bật nhất phải kể đến giống lúa kodaimai màu tím và vàng rất đẹp mắt.
Theo gương làng Inakadate, những ngôi làng khác cũng bắt đầu áp dụng nghệ thuật Tanbo là Yonezama, Yamagata… Thậm chí, một số cuộc thi trồng lúa tạo nên kiệt tác tranh đã được tổ chức tại các khu làng, thu hút đông đảo khách du lịch.


Nguồn: xzone
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Nhật Bản Chạy Đua Đăng Cai Olympic 2020

Chỉ còn chưa đầy hai tháng, Ủy ban Olympic quốc tế IOC sẽ công bố tên thành phố được chọn đăng cai Thế vận hội mùa hè 2020. Một trong ba thành phố lọt vào danh sách lựa chọn cuối cùng là Tokyo, Nhật Bản.

Tại Tokyo, không khí vận động đăng cai Thế vận hội 2020 đang tràn ngập. Đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những tranh ảnh và khẩu hiệu cổ động cho việc đăng cai Olympic và Paralympic 2020.
Ông Adachi Masashi, người dân Nhật Bản chia sẻ: “Tôi rất quan tâm đến Opympic vì vợ tôi sinh đúng vào năm Nhật Bản đăng cai Olympic 1964. Tôi không thích thể thao lắm đâu, nhưng nếu Tokyo được đăng cai Olympic 2020, tôi nhất định sẽ xem hết các trận thi đấu”.
Chính quyền thành phố Tokyo đã thành lập Ủy ban vận động đăng cai Olympic và Paralympic 2020 từ tháng 9/2011. Quyết định này được Tokyo đưa ra chỉ 6 tháng sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, với hy vọng có thể thông qua các hoạt động thể thao để vực dậy tinh thần quốc dân.
Logo biểu tượng thế vận hội 2020 của Nhật Bản

Ông Suzuki Tokuaki, Ủy ban vận động đăng cai Olympic 2020, Tokyo cho biết: “Chúng tôi đăng cai Olympic trước hết vì chúng tôi rất cần Olympic. Chắc các bạn đều biết chúng tôi đã trải qua giai đoạn khó khăn như thế nào sau thảm họa ngày 11/3, chúng tôi cũng muốn qua Olympic để bày tỏ sự cảm ơn với bạn bè quốc tế, những người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều sau thảm họa”.

Nhật Bản đã thất bại trong cuộc chạy đua đăng cai Olympic 2016, nhưng lần này, với Nhật Bản, Olympic 2020 không chỉ là một thế vận hội thể thao.
Ông Suzuki Tokuaki, Ủy ban vận động đăng cai Olympic 2020, Tokyo nhấn mạnh: “Chúng tôi tin vào sức mạnh kỳ diệu của thể thao trong việc đoàn kết con người và muốn thông qua Olympic để truyền tải dũng khí, ước mơ và hy vọng cho mọi người trên thế giới”.
Tokyo đang phải cạnh tranh quyết liệt với hai thành phố khác trong việc đăng cai Oympic 2020 là Madrid của Tây Ban Nha và Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhật Bản cam kết sẽ dành riêng một khoản ngân quỹ trị giá 6,5 tỷ USD để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và các sân đấu thể thao phục vụ Olympic và Paralympic 2020.
Trong trường hợp Nhật Bản được đăng cai Olympic 2020, Khu liên hợp thể thao quốc gia Nhật Bản sẽ là địa điểm thi đấu chính của các vận động viên. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ chi 130 tỷ Yen (1,3 tỷ USD) để nâng cấp và cải tạo khu thể thao này nhằm phục vụ cho các cuộc thi đấu thế vận hội. 
Theo dự kiến, Ủy ban Olympic quốc tế sẽ công bố tên thành phố được chọn đăng cai Olympic 2020 vào 8/9 tới tại thành phố Buenos Aires của Argentina.
Nguồn: vtv

Thông tin tham khảo cuộc sống du học sinh ở Nhật

VietMD đã có cuộc điều tra về đời sống của du học sinh đang theo chương trình Du học Nhật tự túc vừa học vừa làm của VietMD:

Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu? Làm thêm có vất vả lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không? Hết điều này đến điều khác phải lo lắng! Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.


CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ GIÁ CẢ

Đồng tiền của Nhật Bản là Yên. Có 4 loại tiền giấy: 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Có 6 loại tiền xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên. Nói chung ở Nhật bản khi mua đồ đều thanh toán bằng tiền mặt, có nhiều cửa hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ “Debit” . Người ta ít dùng ngân phiếu để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.

Dưới đây là chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên nước ngoài (Bao gồm cả tiền học).

VIỆC LÀM THÊM TẠI NHẬT BẢN

Theo điều tra của VietMD có 92,9% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư và dọn vệ sinh ..v.v… Việc chi trả của các công việc và các vùng khác nhau, ví dụ đối với học sinh tiếng Nhật khá một chút (khoảng SAN KYU) phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 1200 – 1500 Yên (tương đương240.000VND – 300.000VND), nếu làm tối thiểu 28 tiếng 1 tuần thì thu nhập tối thiểu khoảng 33.600 Yên – 42.000 Yên. Nếu một tháng đi làm đủ 4 tuần (1 tháng) thì thu nhập một tháng khoảng 134.400 Yên – 168.000 Yên (tương đương 1543 USD –1935 USD).

Sau khi được nhà trường cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:

1. Không làm ảnh hưởng đến việc học.

2. Mục đích của việc đi làm thêm là dành tiền trang trải học phí và các chi phí cần thiết khác chứ không phải đi làm để dành tiền và gửi về nhà.

3. Không làm các công việc xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tập quán và tư cách đạo đức của du học sinh.

4. Không làm các công việc như buôn bán các mặt hàng tiêu dùng.. v.v.....

Những điểm lưu ý khi quyết định việc làm………….....Các bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và không để ảnh hưởng đến mục đích du học của bạn!

© Công việc có trở ngại đến việc học không?.............Làm việc đến khuya, và làm nhiều tiếng trong ngày thì có ảnh hưởng đến ngày hôm sau không?

© Cách chi trả………………………………………............Bao gồm cách trả thuế, trả theo ngày, trả theo tuần, trả theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng

© Nội dung của công việc có an toàn không?.............Công việc có nguy hiểm không? Trong trường hợp bị tai nạn thì tiền bồi thường ra sao?

Việc giới thiệu việc làm cho bạn sẽ do trường bạn đang theo học và các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế “Hello Work”. Nhưng thông thường thì các bạn sinh viên khóa trước giới thiệu cho các bạn mới sang Nhật.

NHÀ Ở
Nhà nước, chính quyền địa phương, các trường học đều có nhà ở cho sinh viên thuê. Có 77,1% du học sinh thuê nhà tư để ở. Thông thường, nếu muốn thuê nhà bạn có thể tư vấn trực tiếp tại phòng quản lý du học sinh của VietMD tại Nhật Bản hoặc hỏi tại công ty môi giới bất động sản.

Cùng với đời sống của người dân, nhà cửa ở Nhật cũng bắt đầu phương tây hóa, nhưng đến bây giờ người Nhật vẫn có thói quen cởi giày để ở cửa ra vào. Phòng kiểu Nhật Bản dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Phòng quay về hướng Nam, cửa sổ quay về hướng Tây, phòng vừa ấm, vừa sáng, giá đắt. Tiền nhà phụ thuộc khoảng cách từ nhà tới ga, số năm mà ngôi nhà được xây. Ở mỗi vùng có chế độ “Tiền đặt cọc” (Shikikin) và “Tiền cám ơn” (Reikin) khác nhau. Khi kí hợp đồng bạn phải trả “Tiền đặt cọc” và “Tiền cám ơn”, hầu hết các phòng cho thuê đều có trang bị tiện nghi đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Sưu tầm.

Lựa chọn du học Nhật bản hay Tu nghiệp sinh???

Echigo xin gửi lời chào đến các bạn đi Tu Nghiệp Sinh (TNS) đã trở về nước, các bạn đang TNS tại Nhật Bản, các bạn chuẩn bị đi TNS và các bạn chưa hề biết gì về chương trình TNS. Vừa qua Echigo có nhận được rất nhiều điện thoại của các bạn đang TNS tại Nhật Bản gọi về cho chúng tôi với mong muốn được tham gia chương trình du học Nhật Bản tại công ty chúng tôi, và các bạn học sinh tại Việt Nam đang có sự thắc mắc giữa chương trình TNS và chương trình du học Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi có vài dòng thông tin gửi đến với các bạn, mong các bạn có sự cân nhắc và lựa chọn giữa TNS Nhật Bản và Du học Nhật Bản.


TU NGHIỆP SINH LÀ GÌ?
Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển.
Theo tinh thần hợp tác thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng).alt
Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh” , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng.
Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn 12.000 USD – 15.000 USD trong đó có từ 10.000 USD – 12.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn. Vậy câu hỏi là tại sao lại phải đặt cọc chống trốn? Lý do thật đơn giản: Khi bạn TNS tại Công ty hay Xí nghiệp nào của Nhật Bản, bạn phải làm việc tại đó cho đến hết hợp đồng (3 năm). Nếu Công ty đó phá sản hoặc hết hợp đồng, bắt buộc bạn phải về nước. Nếu bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó của bạn.

NHỮNG HẠN CHẾ GÌ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TU NGHIỆP SINH?
Hầu hết TNS tại Nhật Bản chẳng được đào tạo gì cả, một số ít thì được đào tạo sơ qua về tiếng Nhật và thực tế họ đang bán rẻ sức lao động của mình tại Nhật, do đó hầu hết các bạn TNS sau khi về nước không thể kiếm cho mình được một công việc cụ thể và lại tìm đường quay lại Nhật Bản với danh nghĩa Du học. Tuy nhiên một thực tế “đắng cay” là rất ít bạn TNS có cơ hội trở lại Nhật Bản để học tập do tìm không đúng các Công ty tư vấn du học có khả năng giúp các bạn sang Nhật du học do Các công ty đó khổng hiểu cách thức làm hồ sơ cho TNS sẽ khác rất nhiều so với làm Hồ sơ du học cho các bạn chưa từng đến Nhật.

NHỮNG ƯU ĐIỂM GÌ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN?
• Chương trình du học Nhật Bản là chương trình đào tạo cho bạn một trình độ tiếng Nhật tối thiểu (từ 1-2 năm) để được chấp nhận vào học tập tại các trường Đại Học, Cao đẳng….tại Nhật. Hơn thế nữa theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm trong thời gian học tập, khoản lương này tính trung bình vẫn cao hơn rất nhiều so với các bạn đi TNS.

• Chi phí du học phải bỏ ra ít hơn nhiều so với các bạn đi TNS.
• Sau khi học xong các trường đào tạo tiếng Nhật, các bạn có thể theo học Đại Học, Cao Đẳng… tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng các bạn được phép ở lại Nhật Bản làm việc (tối thiểu 5 năm) và rất nhiều cơ hội định cư.
• Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học của Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…

LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Tác phong làm việc của người Nhật

Qua quá trình làm việc ở đất nước Nhật bản và làm việc cùng người Nhật, cán bộ nhân viên thuộc tổng công ty cổ phần Hợp tác đào tạo & phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (VietMD) đã tổng hợp một số tác phong làm việc của người Nhật để các bạn du học sinh nắm được trong quá trình làm việc tại Nhật.


1.Tôn trọng quyết định của nhóm:

Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thìtitle mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể. -->Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.

2.Học cách nói giảm nói tránh:

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận. -->Chúng ta học được gì từ đó? Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp. Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp. Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.

3.Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng:

Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút. -->Chúng ta học được gì từ đó? Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý. 

4.Duy trì liên lạc:

Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi titlethư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp. Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ. Hãy noi gương người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của bạn.

Bạn có nhu cầu du học Nhật Bản thì liên hệ echigo nhé: 
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Một số vấn đề về động đất ở Nhật Bản

Động đất nhật bản là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản. Mỗi năm, số lượng những cơn địa chấn mà con người không cảm thấy được nhiều tới khó tưởng tượng nổi, còn những trận động đất nhẹ thì người Nhật chẳng mấy ai để ý bởi trong ý nghĩ của họ, chúng cũng chẳng khác gì trời mưa, trời nắng. Gần 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất tập trung ở trên và xung quanh quần đảo Nhật Bản.

Động đất Nhật Bản

Trong vòng 1 thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ trở lên (tính theo thang độ của Cục khí tượng Nhật Bản, cũng tương tự như thang độ Richter của phương Tây).

Khủng khiếp nhất phải kể đến vụ đại động đất Kanto xảy ra ở khu vực Tokyo vào năm 1923, mạnh tới 7,9 độ, làm hơn 140.000 người bị thiệt mạng và thiệt hại vật chất tới hàng tỉ đôla. Chỉ riêng ở Tokyo, trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người, trong đó hơn 50.000 bị chết thiêu trong các vụ cháy do động đất.
Vụ động đất lớn gần đây nhất là trận đại động đất Hanshin-Awaji, mạnh 7,2 độ, xảy ra vào 5h46 phút sáng 17 tháng giêng năm 1995 tại khu vực phía nam tỉnh Hyogo. Các vụ động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên các bề mặt tiếp giáp các địa tầng nhưng riêng vụ động đất này là do chuyển động của một vết đứt gãy đang hoạt động, chạy dưới thành phố Kobe. Đây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử, với con số thiệt mạng là 6.427 người, hơn 40.000 người bị thương và gần 400.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. Đây là trận động đất đầu tiên có số người chết và thương vong lớn kể từ vụ động đất Fukui năm 1948, mạnh 7,1 độ, làm 3.848 người chết.

Chỉ trong thập niên 90, một số vụ động đất lớn đã xảy ra ở khu vực Hokkaido và Tohoku. Mạnh nhất là vụ động đất ngoài khơi phía tây nam Hokkaido, vào tháng 12/93, có cường độ 7,9 độ.

Lý do nào khiến có nhiều động đất tại Nhật Bản như vậy? Quần đảo Nhật Bản nằm trên địa tầng Bắc Mỹ và địa tầng Âu Á. Bị vặn ép bên dưới các địa tầng này là địa tầng Thái Bình Dương và địa tầng biển Philippin, khiến cho mặt đất không ổn định, gây ra nhiều vụ động đất.
Vụ động đất Tokyo là do chuyển động dọc một vết đứt gãy. Lớp trên của khu vực đứt gãy này bị lệch so với lớp dưới khoảng 6m về hướng đông và 3m về hướng nam. Kiểu chuyển động như vậy xảy ra trong hầu hết các vụ động đất dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Có rất nhiều vết đứt gãy đang hoạt động trong các địa tầng tạo nên địa hình đất đai của Nhật Bản. Một vết đứt gãy đang hoạt động là vết đứt gãy đã cho thấy dấu hiệu hoạt động trong vòng vài trăm ngàn năm trước và có thể bắt đầu hoạt động trong tương lai. Người ta nói chu kỳ hoạt động này là 1000 năm, và trận động đất Hanshin-Awaji là do một trong các vết đứt gãy như vậy.
Tuy không thể dự đoán chính xác về các vụ động đất với kỹ thuật hiện nay, có một số khu vực ở Nhật Bản bị coi là nguy hiểm, căn cứ vào những dữ liệu thu thập được trong suốt một thời gian dài.

Động đất có xu hướng xảy ra theo định kỳ và khoảng thời gian giữa các trận động đất khác nhau tùy từng nơi. Nhà địa chấn học nổi tiếng của Nhật Bản Kawasumi Hiroshi phỏng đoán rằng khoảng thời gian giữa các vụ động đất lớn ở khu vực phía nam vùng Kanto là 69 năm. Một số chuyên gia cho rằng, một vụ động đất lớn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào ở Vịnh Suruga thuộc tỉnh Shizuoka trong vùng Tokai.

Ngoài khơi bờ biển Sanriku ở vùng Tohoku cũng là nơi đang được chú ý rất nhiều vì địa tầng Thái Bình Dương bên dưới quần đảo Nhật Bản đang trong quá trình bị biến dạng. Cũng có khả năng có thể có sóng thần nếu một vụ động đất xảy ra tại khu vực giáp biển này.

Các vết đứt gãy đang hoạt động chạy xuyên suốt qua cả đất nước nhưng có nhiều ở vùng Chubu và Kinki. Tokyo cũng không phải là ngoại lệ vì có một vết đứt gãy đang hoạt động tương đối lớn chạy từ khu vực tây bắc sang hướng đông.

Tuy Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm về động đất, lại được hỗ trợ với kỹ thuật hiện đại, đây là hiện tượng thiên nhiên rất khó kiểm soát nên người Nhật không có cách lựa chọn nào khác là phải sống cùng với động đất và luôn đề phòng khả năng xảy ra các trận động đất lớn...

Giáo dục đào tạo tại Nhật Bản - Chính sách phát triển nguồn nhân lực đất nước

Du học Nhật - Qua những chương trình định hướng về giáo dục thì giáo dục tại Nhật Bản là chính sách phát triển nguồn nhân lực đất nước. Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh). Nền giáo dục của Nhật Bản kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại. Ở Nhật Bản gần như không có người mù chữ và hơn 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số quốc gia châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.


Ngay từ những năm 1950, Nhật Bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Hệ thống giáo dục Nhật Bản được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 - 1950, lấy hệ thống giáo dục Mỹ làm kiểu mẫu, bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông (không bắt buộc) và 4 năm đại học. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ngày càng tăng.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản được sửa đổi liên tục nhằm thực hiện hai ưu tiên: Thứ nhất, giáo dục bắt buộc nhằm phổ cập hóa hệ thống giáo dục tiểu học; Thứ hai, thành lập các trường dạy nghề cho thanh niên đồng thời tổ chức đào tạo các khoá chuyên tu (nông, công, lâm, ngư nghiệp, thủy sản, dệt…) ở cấp trung học cơ sở. Hai ưu tiên này đã tạo ra những bước đi căn bản trong việc hình thành nguồn lực đảm bảo kế hoạch phát triển cho công cuộc “hiện đại hoá” nền kinh tế Nhật Bản.

Chủ trương phát triển giáo dục cấp cao làm đầu tàu cũng được Chính phủ Nhật Bản quan tâm và hình thành rất sớm: đó là hệ thống đại học và sau đại học với các “Trường chuyên môn” (không kể trường Cao đẳng chuyên môn dành cho học sinh học hết cấp 2). Hệ thống giáo dục đại học của Nhật Bản được bắt đầu từ 6 trường đại học “hoàng gia” công lập, lần lượt được thành lập từ năm 1877. Sáu trường đại học đầu tiên của Nhật Bản là: Tokyo, Kyoto, Kyushu, Tohoku, Hokkaido và Osaka. Bước vào thế kỷ 20, Nhật Bản cho phép thành lập đại học tư thục (Waseda, Keio, Doshisha…) từ các “trường chuyên môn”.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, quá trình phát triển giáo dục Nhật Bản gắn liền với quá trình phát triển của chế độ chính trị, kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội. Từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín, kinh tế tiểu nông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn..., Nhật Bản đã mở cửa ra thế giới bên ngoài với những quyết sách cải cách mạnh mẽ của Minh Trị Thiên hoàng (1872-1912) trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.

Cùng với việc thành lập Bộ Giáo dục (1871), Nhật Bản đã sớm có chính sách phát triển hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc và bình đẳng đối với tất cả trẻ em bắt đầu từ 6 tuổi, không phân biệt nam nữ, tôn giáo, thành phần xã hội... Chính sách giáo dục bắt buộc cũng được thực thi và điều chỉnh theo từng giai đoạn thích hợp. Số năm học bắt buộc được nâng dần từ 3-4 năm (1886) lên 6 năm vào năm 1908. Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học đã đạt 99% (1899). Giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm (hết trung học cơ sở) được thực hiện từ năm 1947 với việc ban hành Luật cơ bản về Giáo dục và Luật giáo dục nhà trường. Nhờ chính sách này mà ngay từ đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã sớm thực hiện thành công phổ cập tiểu học bắt buộc cho trẻ em trong độ tuổi - một thành tựu giáo dục cơ bản mà ở thời đó chưa nhiều nước thực hiện được.

Điểm nổi bật nhất là Nhật Bản không cải cách giáo dục theo kiểu chắp vá mà áp dụng mô hình Hà Lan cho tiểu học, mô hình Pháp cho trung học và mô hình Mỹ cho đại học – những nền giáo dục tốt nhất theo từng cấp học thời bấy giờ.

Năm 1961, Nhật Bản thay đổi quy định hệ thống giáo dục dạy nghề trong Luật giáo dục, cho phép lập “trường cao đẳng chuyên nghiệp” với học trình 5 năm (gồm 3 năm trung học phổ thông và 2 năm chuyên tu) cùng tồn tại song song với trường dạy nghề. Năm 1975, để đáp ứng yêu cầu nhân lực, Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phép thành lập trường “chuyên tu kỹ thuật” gọn nhẹ và tập trung đào tạo cán sự kỹ thuật nhằm bổ sung cho hệ thống “đại học ngắn hạn”(2-3 năm) hay hệ thống đại học chính quy (4 năm). Mục đích giảm bớt sức ép tranh nhau thi vào cửa hẹp đại học do nhân khẩu trưởng thành tăng đột biến (“baby boom” – sự tăng vọt trẻ sơ sinh sau thế chiến thứ hai) và tạo cơ hội cho những học sinh bị rớt trong các kỳ thi tuyển vào đại học vào trường dạy nghề với thời gian học ngắn hơn.

Tỷ lệ người biết chữ cao nhất trên thế giới được xem là một thành tựu nổi bật của nền giáo dục Nhật Bản từ sau Thế chiến II. Số người Nhật trẻ tuổi gia nhập vào lực lượng lao động với trình độ văn hoá cao hơn nhiều so với trước. Năm 1950, hơn 45% học sinh Nhật Bản tốt nghiệp cấp 2, tức là sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, bắt đầu đi làm việc ở độ tuổi 15, còn 43% học sinh vào trung học phổ thông để tiếp tục học. Hiện tỷ lệ học tiếp trung học phổ thông của Nhật Bản đã đến mức 95 – 97%.

Không giống như Mỹ, hệ thống giáo dục công lập Nhật Bản chiếm đa số, hơn 95%-98% ở cấp tiểu học và phổ thông cơ sở. Chương trình giảng dạy cho bậc tiểu học, cấp 2 cơ sở và phổ thông trung học được ban hành và quản lý chặt chẽ bởi Bộ Giáo dục. Sau khoảng 10 năm, Bộ Giáo dục lại ban hành giáo trình và sách giáo khoa theo tiêu chuẩn mới, với nội dung chi tiết hướng dẫn được viết ra cụ thể cho mỗi môn học tại trường tiểu học và các trường cấp 2 để hướng dẫn cho giáo viên. Việc chỉnh sửa các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được đề ra bởi các hội đồng chuyên môn bao gồm các chuyên gia về giáo trình, giáo sư tại các trường đại học, giáo viên, thành viên của các ban ngành giáo dục tại địa phương và những bậc lão thành có kinh nghiệm khác trong xã hội.

Trường dạy nghề tư nhân chiếm tỷ lệ 80%-90% trong tổng số trường dạy nghề trên cả nước, trong đó ngành công nghệ thông tin chiếm đa số. Ở các thành phố lớn có các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và kỹ thuật hoạt động độc lập. Các trung tâm này có chức năng đào tạo giáo viên giảng dạy, hoàn thiện tài liệu giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy. Để sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách của nhà nước, trung tâm đào tạo ở các thành phố được trang bị các trang thiết bị đắt tiền như các hệ thống máy vi tính quy mô lớn và các trung tâm cơ khí hiện đại.

Để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21, năm 1984 Nhật Bản tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời (life-long learning), xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhờ đa dạng hóa các chương trình giúp Nhật Bản đạt được các kết quả cao trong các kỳ đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA (Programme for International Student Assesment) trong các năm 2000, năm 2003, năm 2006 và những năm gần đây.

Giáo dục đại học của Nhật Bản được “mở rộng” bắt đầu từ những năm 1960 - đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương (cấp tỉnh). Năm 2008, Nhật Bản đã có đến 589 trường đại học tư thục, khoảng 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation- NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục đại học công lập NUC (chiếm gần 1,3% GDP), mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư thục. Trước năm 1998, sự phân bố các trường đại học phải đáp ứng được tiêu chí là: Đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực quốc gia; Đại học địa phương - thỏa mãn nhu cầu nhân lực cấp tỉnh và huyện; Đại học tư thục – đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường. Tuy nhiên, sự phân bố như vậy càng bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các trường đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản ngày càng nhiều, hiện chỉ đứng sau Mỹ (khoảng 50%). Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới./.

Theo dangcongsan.vn

Đào tạo sau đại học tại nước Nhật Bản

Đào tạo sau đại học tại nước Nhật Bản

Các trường đại học quốc lập, công lập Nhật bản nhìn chung đều có các khóa học dự bị cho nghiên cứu sinh (NCS). NCS sẽ học tập và thi để học dần lên Thạc sỹ, Tiến sỹ. Các cuộc thi tuyển Thạc sỹ, Tiến sỹ chỉ được tổ chức tại Nhật. Do có các yếu tố như Visa nên học sinh nước ngoài rất khó tham gia các cuộc thi tuyển trên.
Ngoài ra, chi phí học sau đại học tại Nhật rẻ hơn rất nhiều so với các nước Châu Âu, chi phí học tiếng tại Nhật lại càng rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó bạn lại có nhiều cơ hội nhận được học bổng, bảo hiểm y tế, đi làm thêm, giảm giá tiền đi lại và nhiều ưu đãi khác. Nhưng trước khi đến học NCS tại Nhật,bạn phải có sự đồng ý tiếp nhận của Giáo sư, để con đường du học mở rộng và thuận lợi hơn.
                                                
Du học Nhật Bản

Các yêu cầu cơ bản của thầy giáo hướng dẫn bao gồm: kế hoạch học tập, phương pháp nghiên cứu, kết quả học tập đại học và tư duy của bạn. Bản kế hoạch học tập phản ánh trình độ hiểu biết và trình độ chuyên môn của bạn. Đa phần kế hoạch học tập đều không đạt yêu cầu của Giáo sư, bên cạnh đó hầu hết các trường đại học cũng không có người hướng dẫn để hướng dẫn cho bạn làm thế nào để viết một bản kế hoạch học tập sao cho tốt nhất. Do vậy phần lớn các bạn để vào học Thạc sỹ, Tiến sỹ ở Nhật là rất khó khăn. Bạn chỉ còn cách đi vòng qua con đường học tiếng tại Nhật, điều này làm bạn tốn thời gian, công sức và tiền bạc, thậm chí dẫn đến thất bại trên con đường du học.
Nắm bắt được tình hình thực trạng đó,chúng tôi, Công ty du học Nhật bản WeilanVietNam được tạo lập tại VN để giúp bạn du học Nhật Bản một cách thuận lợi và thành công.  Công ty du học Nhật bản WEILAN có trụ sở chính tại Nhật, do vậy có một mạng lưới cộng tác viên, Giáo sư các trường đại học rộng lớn trải khắp trên nước Nhật, có một diễn đàn hỗ trợ cộng đồng lưu học sinh tại Nhật, hướng dẫn chương trình học sau đại học, đáp ứng được mong muốn các bạn tốt nghiệp Đại học tiếp tục học Thạc sỹ, Tiến sỹ, giúp cho bạn nắm rõ được cách thức du học tại Nhật, nâng cao trình độ học thuật. Đồng thời hướng dẫn tận tình, cung cấp thông tin cho bạn trong quá trình làm hồ sơ đi du học tại Nhật.
                                         
I. ƯU THẾ HỌC SAU ĐẠI HỌC TẠI NHẬT
1.  Weilan sẽ giúp bạn có được sự đồng ý của các Giáo sư, cũng như có thư bảo lãnh của trường quốc lập, công lập và đại sứ quán. Khi đó, thủ tục du học của bạn sẽ rất đơn giản và tỷ lệ thành công là 100%.
2.  Các trường đại học công lập có độ tin cậy cao với đại sứ quán, do vậy khả năng nhận được Visa của bạn là 100%.
3.  Học phí thấp, khi vào học chính thức Nghiên cứu sinh đa số học phí được miễn 100%, phần ít được miễn 50%. Ngoài ra còn có rất nhiều loại học bổng khác nhau cho bạn lựa chọn.
4.  Trong các trường công lập có các lớp học tiếng Nhật miễn phí. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian học và tiền bạc.
5.  Được đăng ký người nhà đi cùng.
6.  Được ở KTX 1 năm với chi phí rẻ 5900 yên.
7.  Được hưởng bảo hiểm như người Nhật.
8.   Sau khi tốt nghiệp, một tương lai tươi sáng đang chờ đón bạn.

II. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC
1. Tốt nghiệp đại học có thể đăng ký học thạc sỹ, tốt nghiệp thạc sỹ có thể đăng ký học tiến sỹ.
2. Giảng viên các trường đại học hoặc học viên cao học có thể đăng ký thực tập sinh hoặc thỉnh giảng.
3. Tùy vào từng ngành học khác nhau yêu cầu trình độ tiếng Nhật từ cấp 3 đến cấp 1.

III. HỐ SƠ XIN NHẬP HỌC
1. Bảng đánh giá tổng hợp.
2. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sỹ,
3. Bảng điểm
4. Chứng chỉ tiếng Nhật
5. Bản kế hoạch học tập
6. Các tài liệu liên quan khác

IV. CÁC TRƯỜNG CÓ THỂ ĐĂNG KÝ
Trường đại học quốc lập gồm có 86 trường có thể đăng ký, trường đại học công lập gồm có 75 trường có thể đăng ký và trường đại học tư thục gồm có 523 trường.

V. CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
-   Văn học
-   Kỹ thuật
-   Công nghiệp
-   Nông nghiệp
-   Y tế
-   Nghệ thuật

VI. THỜI GIAN NHẬP HỌC
Một năm có hai đợt nhập học:
1.  Tháng 4
2.  Tháng 10

VII. THỜI GIAN ĐĂNG KÝ HỐ SƠ
Trước thời gian nhập học 10 tháng

VIII. CHI PHÍ
Tùy vào sự lựa chọn của bạn mà chi phí bỏ ra sẽ giao động trong những khoảng khác nhau.
Năm thứ nhất khoảng 44 vạn yên (5600USD)
Năm thứ hai khoảng 34 vạn yên (4350USD)

IX. KÝ TÚC XÁ
Trường Đại học công lập bình thường đều có ký túc xá (KTX) dành cho lưu học sinh nước ngoài, giá thuê ở tại KTX được ưu đãi, mỗi tháng khoảng 5000 yên (64USD). Do số lượng đăng ký ở KTX rất đông nên cũng không thể bảo đảm chắc chắn sau khi nhập học sẽ được ở KTX nhưng trong thời gian học lưu học sinh có quyền ở KTX một năm.
Giá thuê nhà ở ngoài dao động trong khoảng 2 vạn đến 3 vạn yên một tháng (250USD – 385USD).

X. HỌC BỔNG
Các tỉnh, thành phố của Nhật đều có học bổng, mỗi tháng từ 2 vạn yên cho đến 20 vạn yên (250USD – 2500USD). Điều kiện để đăng ký học bổng tùy thuộc vào ngành học, quốc tịch, các trường đại học và các khu vực trong Nhật bản. Phương pháp cụ thể đăng ký do giới thiệu của nhà trường hoặc lưu học sinh trực tiếp đăng ký. Sau khi nhập học khóa học Thạc sỹ, Tiến sỹ thì cơ hội nhận được học bổng là rất cao.

XI. BẢO HIỂM
Lưu học sinh học ở Nhật từ một năm trở lên đều cần mua bảo hiểm sức khỏe, lưu học sinh chỉ phải trả 6% trên tổng số tiền điều trị tại bệnh viện.
Du hoc Nhat Ban

 Hãy nhấc ngay điện thoại liên hệ với chúng tôi để được miễn phí tư vấn:
LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản

Tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài là mục đích của hầu hết du học sinh Việt. Cuộc sống nơi xứ lạ đã dạy cho các bạn nhiều hơn những điều đang ấp ủ.
Giấc mơ xứ sở hoa anh đào
“Một đất nước với nền kinh tế phát triển, hiện đại, trình độ dân trí cao và ý thức công dân thì quá tuyệt vời”, đó là những chia sẻ của các bạn trẻ khi lựa chọn điểm đến cho hành trình tìm kiếm ấy. Các bạn đến, các bạn trải nghiệm và các bạn cũng đã học được nhiều điều bổ ích cho riêng mình.
“Mình lựa chọn du học Nhật Bản chỉ vì thích đất nước này, thích cái đẹp của phong cảnh, thích cá tính con người và thích sự mới lạ” – Trịnh Thị Mến, cô bạn du học sinh Việt tại Chiba ken (Nhật Bản) không ngần ngại chia sẻ về nơi mình đang theo học. Sang Nhật cũng gần được một năm, Mến đã dần quen với cuộc sống bên này. Chọn du học để tìm cơ hội cho việc học của mình và thỏa mãn ấn tượng về nước Nhật, Mến quyết định bỏ dở khi đang theo học trường Đào tạo lập trình viên Quốc tế Hà Nôi – Aptech.
Còn với cậu sinh viên Nguyễn Thế Đồng, tốt nghiệp Cao đẳng Thủy sản tháng 6 năm ngoái lại băn khoăn trước bước ngoặt mới ra trường: “ Mình thấy thực tế sinh viên thất nghiệp nhiều quá, mình muốn sang Nhật để thay đổi nên đã quyết định du học nhật, ít ra mình sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và va chạm hơn. Mình đang học tiếng và tháng 4 tới sẽ bay, mình chỉ hi vọng quyết định này không phải sai lầm”. Và để thực hiện giấc mơ của mình, các bạn trẻ đã phải trải nghiệm thật sự!
Cuộc sống nơi xứ lạ
Để có tiền trang trải cho cuộc sống và đóng học phí, việc làm thêm với du học sinh Việt ở Nhật là một lẽ tất yếu. Vì là du học tự túc nên chi phí để sang Nhật không hề nhỏ (khoảng 200 – 300 triệu đồng). Do vậy, mục đích của hầu hết các du học sinh đặt ra là vừa lo học vừa lo làm. May mắn cho những ai có người quen, bạn bè ở bên đó hay đã được trung tâm lo việc trước khi sang, việc làm và việc học sẽ nhanh chóng được ổn định. Còn không, du học sinh sẽ phải tự túc chạy đôn chạy đáo xin việc.
Liên – một du học sinh ở Tokyo chia sẻ: “Nhiều bạn 3,4 tháng không xin được việc vì bên này giờ nhiều du học quá. Người Nhật lại nghiêm ngặt trong việc tuyển lao động”.
du hoc nhat ban
Du học sinh nhật bản làm thêm tại các xưởng làm đồ ăn nhanh (Ảnh minh họa)
Việc làm thêm chủ yếu cho du học sinh là ở các kojou( xưởng, xí nghiệp) làm đồ hộp, đồ ăn nhanh hay đi giao hàng. Công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và ý thức kỉ luật cao. Với một du học sinh, tiền lương từ việc làm thêm cũng chỉ đủ cho ăn uống chi tiêu và học phí. Sang Nhật cũng được gần 5 tháng, Nguyễn Thi Hải – du học sinh Việt ở phố Shinjuku (Tokyo) cũng gặp khá nhiều khó khăn: “Lúc mới sang chưa biết tiếng Nhật nhiều, giao tiếp cực kì khó khăn. Mình cũng phải mất 1 tháng để đi tìm việc trong xưởng làm cơm hộp. Mấy năm về trước du học sinh thoải mái làm thêm nên vừa học vừa làm lo đủ cho cuộc sống, nhưng giờ có việc thì một tuần cũng chỉ được làm 28 tiếng nên chi tiêu phải eo hẹp. Không kể đến làm thêm phải làm vào đêm nên ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học rất nhiều”.
Theo Hải, lương trung bình một tháng bạn kiếm được khoảng 100 000 ¥ (Yên Nhật) tương đương khoảng 23 triệu đồng tiền Việt. Trong số đó, trả tiền nhà trọ và các sinh hoạt phí khác hơn 30 000 ¥ ( 7 triệu tiền Việt), đóng học phí khoảng 60 000 ¥. Số tiền dư ra không nhiều.
Cuộc sống nơi xứ lạ dẫu vất vả nhưng các bạn du học sinh lại tìm được những niềm vui và ý nghĩa cho mình. Mến cho biết, bạn đã học được nhiều điều ở nơi đây, từ việc sống tự lập, biết trân trọng giá trị đồng tiền đến việc được tiếp cận môi trường học tập tốt. Còn Hải, mong muốn sau khi học xong, nếu có cơ hội xin việc ở đây, bạn sẽ tiếp tục gắn bó với nơi này.
Để thực hiện những dự định cho riêng mình, mỗi bạn du học sinh luôn tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc phù hợp với mình, dù biết rằng không con đường nào dẫn đến thành công mà không phải trải qua khó khăn.
Theo GDVN.

Vùng sông nước Niyodo Nhật Bản

Sông Niyodo là dòng sông có nước trong nhất ở Nhật. Vào bất cứ thời điểm nào trong năm sông cũng luôn dồi dào nguồn nước. Sông Niyodo chảy từ vùng núi ra Thái Bình Dương. Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng sông uốn lượn như một dải lụa giữa những ngọn núi và cây cối xanh tươi.
Sông Niyodo có chiều dài 124 km đã góp phần làm phong phú thêm cho cuộc sống của hàng ngàn cư dân ở đôi bờ. Nước sông được công nhận là có chất lượng tốt nhất ở Nhật. Dòng chảy của sông khá nhanh và đáy sông có nhiều đá cuội.
Niyodo- duhochoasen
Ngày rằm tháng 6 hàng năm là ngày bắt đầu của mùa đánh bắt Ayu – một loại cá đặc biệt sống trên sông Niyodo. Loài cá Ayu được nhiều người ưa thích vì có thịt rất ngon. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở sông Niyodo từ đầu năm đến giữa mùa hè. Nơi nào có nhiều cá ayu, màu nước sông đoạn đó khác hẳn những nơi còn lại vì có nhiều rêu. Loài cá Ayu thường chọn những khối đá có nhiều rêu làm nơi trú ẩn.
Đêm đến, trên dòng sông Niyodo, ánh sáng phát ra từ những chú đom đóm khiến cho khung cảnh nơi đây càng trở nên lung linh, thơ mộng. Đom đóm đực và cái tìm đến với nhau nhờ ánh sáng phát ra trên cơ thể chúng. Ấu trùng đom đóm nở ra và phát triển trong nước. Sau khi rời khỏi dòng nước, đom đóm trưởng thành chỉ sống thêm khoảng 1 hoặc 2 tuần nữa. Khi kiệt sức, đom đóm sẽ rơi xuống sông và dù không còn sức để bay, nó vẫn cố phát ra ánh sáng cho đến những giây phút cuối của cuộc đời. Con đom đóm được sinh ra trong dòng sông và khi chết đi nó cũng trở về với sông.
Niyodo-2- duhochoasen
Niyodo-3-duhochoasen
Vào những ngày giữa mùa hè thường có nhiều trẻ nhỏ đến vui chơi ở thượng nguồn sông Niyodo. Chúng tìm đến đây để thử thách lòng dũng cảm của mình cùng với dòng sông.
Mùa thu đã đến với vùng sông nước Niyodo. Tùy theo từng mùa, cảnh quan nơi đây mang những diện mạo khác nhau. Vào mùa thu, lá xanh chuyển thành màu đỏ hay vàng và tạo nên bức tranh rực rỡ.
Cuối tháng 11, những làn gió lạnh dần tiến đến vùng núi bên sông Niyodo. Bức màn của mùa đông bao trùm khắp nơi. Hơi ẩm bao phủ trên những cành cây, chiếc lá tạo nên cảnh quan hết sức ngoạn mục. Cả vùng đất chìm trong màu trắng của tuyết.
Theo tiếng Nhật, “wa” có nghĩa là Nhật Bản và “shi” là giấy. Làm giấy Washi bằng cây dướng là nghề thủ công lâu đời của cư dân vùng sông nước Niyodo. Người ta lột bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, mang phần vỏ trắng bên trong đi luộc chín và ngâm trong các dung dịch đặc biệt để hòa tan các sợi vỏ cây. Giấy washi ở Niyodo nổi tiếng chất lượng cao và bền dai. Trải qua bao thằng trầm của lịch sử, nghề sản xuất giấy truyền thống độc đáo này chưa hề bị mai một, dù hiện nay số lượng các cơ sở sản xuất không còn nhiều như trước. Từng tờ giấy Wasi thể hiện những nét tinh hoa, độc đáo mà chỉ xứ sở hoa anh đào mới có được.
Niyodo-4-duhochoasen
Niyodo-5-duhochoasen
Giấy wasi có nhiều loại. Loại giấy wasi được làm bằng thủ công truyền thống mỏng nhất thế giới của người Nhật được gọi là Tosa Tengu Jyoshi. Độ dày của tờ giấy là 0,03 milimet và mỏng như cánh chuồn chuồn.
Viện Lưu Trữ Tài Liệu Quốc Gia của Nhật là nơi cất giữ nhiều bản tài liệu quý giá từ xưa đến nay. Trong đó có nhiều văn bản ghi chép các thông tin quan trọng. Một số tờ giấy lâu đời đã bị rách cần được dán lại. Người ta dùng miếng giấy wasi mỏng dán lên chỗ rách. Miếng giấy này quá mỏng nên không che mờ số chữ bên dưới. Điều đáng nói là dù miếng giấy rất mỏng nhưng nó lại rất bền, dai.
Sông Niyodo góp phần tạo nên cảnh quan xinh đẹp của đảo Shikoku. Sông là nguồn sống và cũng là sân chơi của cư dân đôi bờ. Từ bao đời qua, dân địa phương đã rất gắn bó với dòng sông và họ yêu thương và bảo vệ nó như bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Du học Nhật Sưu Tầm.

Ngắm rừng cây Kochia đổ sắc đỏ tuyệt đẹp

Du học Nhật - Những ai đã từng chiêm ngưỡng thảm cây Kohii (hay còn gọi là cây Kochia) rực đỏ ở Nhật Bản chắc hẳn muốn đắm chìm trong thiên đường Kohii mãi mãi. Kohii có lẽ được mệnh danh là loài cây đẹp và lạ thường nhất ở đất nước Mặt trời mọc. Loài cây bụi này trông giống như hàng trăm chiếc lông tơ phất phơ trước gió, cành và lá lên sắc đỏ rộ nhất vào tiết trời thu dịu mát.
Kochia-nhat-banKochia-nhat-ban-01Kochia-nhat-ban-02Kochia-nhat-ban-03Kochia-nhat-ban-04Kochia-nhat-ban-05Kochia-nhat-ban-06Kochia-nhat-ban-07Kochia-nhat-ban-08Kochia-nhat-ban-09

Theo Ione

Akoyagai – Vẻ đẹp ngọc trai Nhật Bản

Du học Nhật - Nổi tiếng trên toàn thế giới, ngọc trai Nhật Bản đã đạt được danh tiếng của họ kể từ khi kỹ thuật canh tác nhân tạo đã được phát triển trong thế kỷ 20. Nơi nuôi cấy ngọc trai của Nhật Bản tập trung tại bán đảo Shima ở phía nam tỉnh Mie, một nơi với bờ biển có địa hình phức tạp, tuy nhiên đây là nơi cung cấp một môi trường lý tưởng cho nuôi cấy ngọc trai.
ngoc-trai-nhat-banngoc-trai-nhat-ban-1

Vì sự phát triển của việc nuôi cấy ngọc trai bắt đầu từ khoảng năm 1910, các khu vực đã được thế giới biết đến như là một trung tâm quan trọng của văn hóa ngọc trai. Tọa lạc trên một hòn đảo của Kashikojima, phòng thí nghiệm nghiên cứu quốc gia Pearl được biết đến như là trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ trồng ngọc trai. Theo đó, năm 1995 đã có 1.100 trang trại trồng ngọc trai được đặt ở Mie, lớn nhất Nhật Bản và đứng thứ 3 về sản xuất ngọc trai trên thế giới.
ngoc-trai-nhat-ban-2
Mie – nơi nuôi trồng ngọc trai
Có 2 bước trong quá trình ngọc trai nuôi, đầu tiên là trồng trai ngọc. Bước thứ hai là sản xuất ngọc trai nuôi, thông qua chèn hạt nhỏ xung quanh từ đó viên ngọc thô dần được hình thành. Trồng ngọc trai, khi một hạt của giống hàu đạt 2-3 tuổi, một hạt mẹ của ngọc trai được cấy vào các mô của buồng trứng trưởng thành bằng cách sử dụng một kỹ thuật đặc biệt. Thông thường, những con hàu còn lại lơ lửng trong biển trong một năm. Sau đó, vào mùa đông, khi nhiệt độ nước biển thấp, vỏ được mở và những viên ngọc trai bị loại bỏ. Nhật Bản giới hạn phía bắc là nơi cho sò ngọc trai, nếu nhiệt độ nước giảm quá thấp vào mùa đông, sò phải được chuyển đến vùng ấm áp hơn để việc nuôi cấy được đảm bảo, tránh sò ngọc trai bị chết. Đây là loại hình chăm sóc đòi hỏi sự cần cù tỉ mỉ của người sản xuất trong quá trình canh tác ngọc trai. Có khoảng 80% những viên ngọc trai mang lại giá trị thương mại rất cao.
pearlOyster
Hoa Sen tổng hợp

 
Liên kết: Thép ống - Thép tấm - thang may tai hang - Dịch vụ seo - Giay dep - Giay nam - Giay nu
Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.