Đào tạo seo - Quảng cáo trực tuyến - Bảng giá quảng cáo Google Adwords - Bảng giá seo website ,Đào tạo seo free, Khóa học Seo miễn phígiá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords giá rẻ ổn định, công ty seo chuyên nghiệp

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

10 chỉ dẫn để học tiếng Anh giao tiếp thành công

Làm cách nào để bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp tốt? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học tiếng Anh là gì? Liệu tôi có thể học Tiếng Anh để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?

Nếu bạn là người học tiếng Anh lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một tiếng Anh nào đó, bạn cảm thấy rất
say mê.

Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học tiếng Anh của bạn.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học tiếng Anh là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà tiếng Anh được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?

Trong một khoá học tiếng Anh, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học tiếng Anh khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học tiếng Anh giao tiếp.

Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả. Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được
điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ.  Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn.

Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi… và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:

Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày.

Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN.

Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả:

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn. Cách tốt nhất để học từ vựng là học từ trong 1 cụm từ, hoặc một câu hoàn chỉnh. Đừng bao giờ học một từ riêng biệt

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm.

Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí
bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:

Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng. 

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết.

Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập:

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình.

Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng.

Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong cách học tập của bạn:

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn.

Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập
được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó.

Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ
theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ.

Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng
chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một
cách hiệu quả cho việc học NN của bạn. 

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu
học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.
Trung tâm anh ngữ I-clc.edu.vn chuyên đào tạo tiểu học quốc tếcông dân toàn cầuanh văn thiếu nhianh văn giao tiếphọc tiếng anh cấp tốc hiệu quả. Hãy tham gia khóa học tại I-clc để cùng trả nghiệm nhiều lớp học thú vị tại đây nhé.

Cách học tiếng anh hiệu quả mà vui

Các bạn đã nghe rất nhiều đến một cách học tiếng Anh hiệu quả là đắm mình trong ngôn ngữ và hoàn toàn bao quanh bởi tiếng Anh ở khắp mọi nơi. Bạn mở một video nghe tiếng Anh và mở nó thường xuyên suốt cả ngày. Xem ra đây là cách khá khó để đem đến hiệu quả cho những đối tượng không kiên nhẫn với việc học tiếng Anh vì nghe mà không hiểu thì có cảm giác hơi khó chịu. Vậy chúng ta có thể tìm đến một số cách học tiếng Anh hiệu quả mà vui vẻ và dễ thực hiện hơn như sau:

1. Hãy nói chuyện một mình và say sưa hát một bản nhạc bạn ưa thích
Khi bạn đang ở nhà một mình, bạn có thể hát thật to bài hát yêu thích của mình lên một cách thoải mái, tự tin và đắm mình trong giai điệu tuyệt vời của bài hát. Điều này thì mình nghĩ là rất dễ thực hiện bởi âm nhạc có sức hút kì lạ của nó tạo cho con người nhiều xúc cảm, đam mê và lôi cuốn. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình sẽ nói chuyện một mình bằng tiếng Anh khi đang tắm không? Nghe có vẻ điên rồ nhưng mình lại thấy nó thú vị vô cùng. Vì thời gian tắm là lúc bạn sẽ cảm thấy thư thái hơn. Bạn có thể nói bất kì chủ đề gì, nói một cách tự nhiên như bạn là người bản xứ vậy: bạn có thể nói về chủ đề thời tiết, một chuyện kì lạ bạn gặp, chuyện vui… Bạn nói chuyện khi đang đi ở một mình, đang nấu cơm…. Hãy làm điều này thường xuyên và đến lúc nào đó bạn sẽ cảm nhận thấy rằng “mình có thể nói tiếng Anh tự nhiên đến vậy”.
Hãy tìm cho mình cách học tiếng Anh hiệu quả để mỗi giờ học tiếng Anh là niềm vui của bạn

2. Hãy xem những buổi phỏng vấn, những clip liên quan đến thần tượng của mìnhHãy xem những buổi phỏng vấn, những clip liên quan đến thần tượng của mình mà những clip, các buổi phỏng vấn đó được nói bằng tiếng Anh.Mình nghĩ đây là phương pháp học tiếng Anh vô cùng hiệu quả. Bởi việc nghe thần tượng, nhìn hình ảnh của họ cả ngày chắc sẽ không gây cảm giác nhàm chán cho bạn được. Điều này sẽ làm cho các bạn hứng thú khi nghe tiếng Anh một cách thoải mái mà không giống như là bạn đang học. Cách học tiếng Anh này thật hiệu quả và vui phải không các bạn?

3. Ngồi gần những người nói tiếng Anh tại các địa điểm công cộng
Bạn có thể nghe những người nước ngoài nói tiếng Anh là khách du lịch hay những người làm việc tại Việt Nam tại các địa điểm như xe bus, công viên, nhà hàng cho người nước ngoài…Điều này có vẻ mình đang tò mò hóng chuyện của người ta. Ồ nhưng không sao đâu? Mình chỉ nghe và quan sát họ một cách tế nhị thui mà nhưng hiệu quả của phương pháp học tiếng Anh này thì vô cùng cao.Bạn hãy chú ý lắng nghe cuộc hội thoại của họ, xem bạn có biết họ đang nói về vấn đề gì không? Bạn hiểu được bao nhiêu? Và những câu thú vị mà bạn nghe thấy họ nói là gì? Cách học tiếng Anh này chắc chắn sẽ khiến bạn vui vẻ và hứng thú.

4. Hãy chú ý đến các biển quảng cáo, bảng hiệu, các banners được viết bằng tiếng Anh
Khi nhìn các bảng hiệu, biển quảng cáo, banners… bạn thử suy nghĩ xem ý nghĩa của những từ viết trong quảng cáo là gì? Bao nhiêu từ bạn nhận ra ? Hãy viết thành câu về những gì bạn nhìn thấy.

5. Hãy like một Fanpage bằng tiếng Anh mà bạn yêu thích
Hiện nay việc tham gia mạng xã hội Facebook là thú vui của rất nhiều người. Nhiều bạn dành khá nhiều thời gian để vào mạng xã hội này. Vậy bạn hãy biết tận dụng thời gian này một cách hợp lý để chúng ta vừa giải trí và vừa học tiếng Anh.Khi bạn Like một Fanpage về tiếng Anh thì các bài học được chia sẻ trên fanpage sẽ được hiện lên trên dòng thời gian của bạn. Vậy là hàng ngày bạn sẽ đọc các kiến thức về tiếng Anh đó một cách tự nhiên mà không giống như bạn đang học một cách cứng nhắc và nhàm chán.

6. Xem các video trên Youtube
Hầu hết các video đó là khá vui nhộn. Đặc biệt, tiếng Anh mà các nhân vật trong Clip nói là tiếng Anh giao tiết hàng ngày. Vì thế, các bạn sẽ học tiếng Anh một cách tự nhiên và điều này giúp ích cho bạn trong quá trình giao tiếp tiếng Anh.Bạn thấy như thế nào khi được xem các Clip vui nhộn và hài hước, cùng cười và cùng nghe tiếng Anh.Phương pháp học tiếng Anh mà tôi chia sẻ rất phù hợp với các bạn vui vẻ, năng động thích khám phá cuộc sống. Những người không muốn gò bó trong các phương pháp học tiếng Anh khác

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Học tiếng Anh online tốt nhất

Học tiếng Anh online tốt nhất

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để giúp bạn học tốt tiếng Anh như: đến các trung tâm học tiếng Anh, thuê người dạy kèm, đăng kĩ học online . . . trong các phương pháp đó phương pháp học tiếng Anh online tốt nhất.

Học tiếng Anh online được các bạn trẻ chon lựa nhiều nhất vì vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả cao. Với cách học tiếng Anh online bạn có thể chọn được nhiều chương trình học khác nhau, linh động về thời gian hơn. Nhưng biết để chọn được một website học tiếng Anh online tốt nhất thì không phải là chuyện dễ.

Sau đây là 10 trang web giúp bạn học tiếng Anh online tốt nhất

1. Elllo

ELLO chuyên về kĩ năng nghe. Bạn có thể nghe các bài nói từ các diễn giả trên khắp thế giới về đa dạng các chủ đề khác nhau như thể thao, du lịch, giải trí,…Có cả phần phụ đề ở dưới rất thuận tiện cho việc học. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài hát, video clips tiếng Anh thú vị.

2. Fun Easy English

Fun Easy English chuyên cung cấp kiến thức tiếng Anh cơ bản và bí quyết dạy tiếng Anh. Trang web bao gồm nhiều kĩ năng, từ phát âm, ngữ pháp, đến thành ngữ, từ lóng, kĩ năng viết, vv…Hầu hết các phần đều được dạy qua các clip có phụ đề và kèm theo hình ảnh. 

3. Go4English.com

Go4English.com là trang web của Hội đồng Anh - thuộc Ban văn hóa quan hệ quốc tế Anh. Trang web cung cấp các thông tin về dạy và học tiếng Anh cho sinh viên, giáo viên và trẻ nhỏ. Ở đây, bạn có thể làm bài kiểm tra, nghe nhạc, chơi game bằng tiếng Anh.

4. Lang-8

Lang-8 giúp bạn cải thiện kĩ năng viết. Bài viết của bạn sẽ do chính những người bản ngữ nhận xét và chỉnh sửa. Bạn cũng có thể giúp người nước ngoài học ngôn ngữ của nước mình bằng cách đọc và sửa bài viết cho họ.

5. Busuu

Bạn có thể chọn bất kì ngoại ngữ nào mà bạn muốn học, Busuu cung cấp các khóa học về kĩ năng viết, nâng cao vốn từ vựng, kĩ năng đọc hiểu,…Bên cạnh các khóa học còn có phương pháp học tiếng Anh bằng cách tham gia vào diễn đàn và nói chuyên, giao lưu với các thành viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

6. Livemocha

Livemocha chủ yếu dạy ngoại ngữ qua các khóa học về giao tiếp bằng cách nói chuyện trực tuyến với các thành viên đến từ các nước nói tiếng Anh.

7. VocabSushi

VocabSushi giúp bạn học từ vựng thông dụng hàng ngày. Để học một từ vựng, trước hết phải hiểu nghĩa, rồi đọc một câu ví dụ về từ đó, nghe người bản địa đọc từ, sau đó làm bài kiểm tra và xem mình học có hiệu quả hay không. Đó là phương pháp dạy của VocabSushi.

8. BBC Learning English

BBC Learning English là trang web học ngữ pháp, từ vựng, phát âm, tìm hiểu bí quyết dạy tiếng Anh..., ngoài ra bạn cũng có thể tự kiểm tra trình độ tiếng Anh qua các bài thi trực tuyến và học cách dạy tiếng Anh cho người khác. Phần thú vị nhất của trang web này là “6 Minute English” – bạn sẽ được nghe một đoạn tiếng Anh ngắn có phụ đề và có thể tải về máy tính dưới dạng mp3 và pdf để học offline.

9. Exam English

Exam English - bao gồm bài kiểm tra tiếng Anh như TOEFL, CPE, KET,…Hầu như tất cả các bài thi dành cho người học tiếng Anh đều có trên trang web. Không những thế, bạn còn có thể tự kiểm tra trình độ của mình ở từng kĩ năng cụ thể như đọc hiểu, nghe, ngữ pháp, vốn từ vựng, viết luận,…

10. Learn English Free Online

Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động, Learn English Free Online là một nguồn tài liệu phong phú dành cho cả học sinh và giáo viên về: phương pháp học từ vựng có tranh ảnh kèm theo, các bí quyết học tiếng Anh độc đáo, nhiều bài kiểm tra thú vị,vv…

Nguồn : http://edunet.com.vn/

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Tiếng Anh thật không đơn giản như ta nghĩ.

Học tiếng Anh - Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếng Anh đều biết là công ty. Thế nhưng xem phim, nhất là loại phim hình sự cảnh hai nhân vật ngồi trên xe bỗng một người nhìn vào kính chiếu hậu thốt lên: “We’ve got company” thì từ company qua cách dùng trong tình huống này buộc ta phải hiểu là cái đuôi (Có kẻ theo dõi chúng ta đấy).


Đối với câu hỏi, học tiếng Anh cái gì là khó nhất, phần lớn cho đó là cách đọc, cách phát âm. Một ít người nói ngữ pháp tiếng Anh rắc rối. Theo tôi, khó nhất với người Việt chúng ta khi học tiếng Anh là cách dùng từ.

Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếng Anh đều biết là công ty. Thế nhưng xem phim, nhất là loại phim hình sự cảnh hai nhân vật ngồi trên xe bỗng một người nhìn vào kính chiếu hậu thốt lên: “We’ve got company” thì từ company qua cách dùng trong tình huống này buộc ta phải hiểu là cái đuôi (Có kẻ theo dõi chúng ta đấy). Rồi company trong câu We’re judged by the company we keeplại có nghĩa bạn bè – Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du.

Tuyệt nhất là một quảng cáo sử dụng lối chơi chữ, gán luôn cho company cả hai nghĩa trên. Một công ty sản xuất bao bì viết: We aren’t just known for our company. We’re known for the company we keep. Từ company đầu tiên có nghĩa là tên tuổi công ty còn company trong câu sau vừa có nghĩa khách hàng (sử dụng bao bì của mình) vừa là các công ty khác. Chúng tôi nổi tiếng không chỉ nhờ tên tuổi công ty. Người ta còn biết đến chúng tôi qua các công ty khách hàng của chúng tôi nữa.

Ở một mức độ khó hơn, ví dụrather và fairly đều dịch là khá nhưng khi dùng trong văn cảnh, chúng lại mang nghĩa khác xa nhau. We’re having rather cold weather for October – Tháng 10 mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh. Như vậy rather mang ý nghĩa chê, thất vọng. Trong khi đó fairly mang ý khen. Oh, yeah, he’s fairly tall for his age. Cho nên nếu một em học sinh đọc xong một bài tập và nói, “Oh, it’s fairly easy” sẽ khác với một em khác cho rằng bài tập đó rather easy. Có thể nói em đầu khiêm tốn hơn và em thứ nhì hơi chủ quan!

Phần lớn những trường hợp cách dùng từ ảnh hưởng đến nghĩa câu văn đều được giải thích rõ trong các cuốn sách ngữ pháp biên soạn nghiêm chỉnh. Như từ must và have to. Ở mức sơ cấp, sách giáo khoa sẽ cho hai từ này là đồng nghĩa; đến mức độ cao hơn, sách sẽ cho những ví dụ để cho người học thấy sự khác nhau giữa hai từ.

Ví dụ dễ nhớ nhất là trường hợp một anh chàng đến nhà người yêu chơi, một lúc sau, nhìn đồng hồ và nói,“I’m afraid I have to go now.” (vì hoàn cảnh khách quan như bận việc mà phải đi chứ anh ta chưa muốn về chút nào). Ngược lại nếu anh ta nói, “I must go now.”là anh này muốn tỏ ý không muốn ở chơi nữa. Một cô thấy một kiểu áo mới đẹp quá nên nói, “I must save money to buy this” (quyết định phải để dành tiền là nảy sinh ngay lúc đó). Nhưng một cô khác khi có người hỏi vì sao phải tằn tiện đến thế mới giải thích: “I have to save money to go to university.” (quyết định dành dụm tiền để vào đại học là chuyện có chủ ý từ lâu.)

Các cuốn từ điển biên soạn công phu đều có một phần gọi là Usage để ghi rõ cách sử dụng từ đó, khác biệt với những từ tương tự như thế nào. Ví dụ hai từ đều có nghĩa là liên tục – continuous và continual. Nhưng continual loss of power during the storm có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (cứ có điện rồi mất điện miết). Còn continuous loss of power during the storm là mất điện hẳn trong suốt trận bão.

Ngược lại có rất nhiều trường hợp sự tinh tế trong cách dùng phải qua thực tế mới phát hiện ra. Ví dụ ai cũng biết housewife là người nội trợ như đàn bà Anh, Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò của phụ nữ và thích dùng từ homemaker hơn. Hoặc có nhiều từ đổi nghĩa tùy văn cảnh được dùng. It’s an inside job là gì bạn có thể đoán được không? Một công ty bị mất trộm, nếu có người tuyên bố như trên, ý anh ta nói có tay trong đấy.

Một điều lạ là loại từ tiếng Anh đơn giản thường gây khó khăn cho người học hơn từ khó vì từ đơn giản đôi lúc được dùng theo nghĩa mới, làm người nghe chủ quan, cứ hiểu theo nghĩa thường gặp. Ai từng học qua tiếng Anh đều biết từ good. Nhưng khi nó được dùng trong câu sau thì phải dè chừng: “I’m moving to Europe for good” vì for good là thành ngữ mãi mãi, đi luôn. Ngay cả những cụm từ xem chừng vô hại như as good as tưởng đâu là thể so sánh bằng nhau như thật ra chúng mang nghĩa gần như, hầu như. The $2,000 motorbike is as good as new – chiếc mô tô 2.000 đô kia gần như là xe mới. Hay cũng từ good dùng trong câu này chỉ tương đương như very: I’ll do it when I’m good and ready.

Như vậy, người học hay sử dụng tiếng Anh cần tạo cho mình thói quen cảnh giác trước các từ đã học nhưng khi dùng trong câu không còn bóng dáng nghĩa quen thuộc nữa. Đọc câu: “A top-of-the-range Yamaha two-stroke will be yours for the fbest part of $6,000.” bạn phải mạnh dạn xem lại từ điển loại tốt tìm thửbest còn có nghĩa gì khác để hiểu đúng cả câu. Bạn sẽ học được thêm nghĩa mới của cụm từ for the best part of là most: Một chiếc xe Yamaha hai thì loại xịn nhất giá gần cả 6.000 đô.

Lấy một ví dụ đơn giản nhất: nghe một ai thốt lên câu “Way to go!” bạn sẽ nghĩ nó quá dễ và không cần quan tâm, rằng way là con đường, to go là đi, vậy way to go là đi theo đường này (!!!) hay khá hơn, bạn có thể gán cho nó một nghĩa đúng là có dùng trong thực tế: đường còn xa, còn lâu mới xong.

Nhưng thật ra, way to go ở đây là một câu tán thưởng, “Chà, giỏi quá!” Một nước cờ hay, một giải pháp tức thời, một cú banh tuyệt vời, tất cả đều có thể tán thưởng bằng câu “Way to go!”


Theo: iife

Tiếng Anh dành cho thiếu niên


Anh van thieu nhi - Tiếng Anh Thiếu Niên (CT – CleverTeens) là khóa học được thiết kế sinh động và thiết thực nhất dành riêng cho lứa tuổi Teen (từ 11 – 16 tuổi), giúp các em phát triển toàn diện tất cả các kỹ năng tiếng Anh và chuẩn bị nền tảng cơ bản nhất để đi lên các khóa luyện TOEFL iBT, IELTS, TOEIC một cách dễ dàng.


Tiếng Anh dành cho thiếu niên

Lợi ích khi tham gia khóa học:

Đây là một bước phát triển cao dành cho tuổi teen sau khi hoàn tất khóa học Tiếng Anh thiếu nhi, giúp các em:

Nâng cao và phát triển toàn diện bốn kỹ năng tiếng Anh: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Chuẩn bị vững chắc để bước lên các khóa luyện tiếng Anh cao cấp và đạt điểm cao trong các kỳ thi TOEFL, IELTS, TOEIC,…để thực hiện ước mơ du học.
Tăng cường vốn từ vựng về nhiều lĩnh vực khác nhau, mở rộng kiến thức hiểu biết thông qua các chủ đề học trên lớp.
Nắm vững văn phạm để viết tiếng Anh theo đúng chuẩn văn phong Mỹ.
Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, thuyết trình trước đám đông.
Phát triển khả năng làm việc đồng đội và kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Trải nghiệm thực tế để ứng dụng tiếng Anh trong mọi ngữ cảnh và cảm nhận giá trị cuộc sống thông qua chương trình dã ngoại.

Nội dung khóa học:

» Chương trình học chính:

Sử dụng bộ giáo trình tiếng Anh mới nhất của nhà xuất bản nổi tiếng Pearson Longman, dành riêng cho tuổi Teen được thiết kế chuyên biệt, tập trung và chuyên sâu nhằm phát triển đều cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Nội dung các chủ đề xoay quanh những nhân vật nổi tiếng có thật trong cuộc sống, phù hợp và gần gũi với tâm lý, sở thích của các em, tạo hứng thú cho các em học tập.
Ngoài ra, một lượng tài liệu phong phú được kết hợp cùng với giáo trình là những chủ đề thú vị về những lĩnh vực yêu thích như: khoa học, âm nhạc, điện ảnh, thể thao, thế giới động vật... mà các em phải tự tìm kiếm thông tin trên Internet, sách, báo...với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên.
Luyện văn phạm thông qua giáo trình Ngữ pháp được thiết kế riêng biệt và sắp xếp có hệ thống theo chuẩn quốc tế.

» Hoạt động ngoại khóa:

Trong suốt khóa học, các em sẽ có rất nhiều cơ hội thực hành kỹ năng nghe thông qua các bài hát, truyện kể, phim thiếu niên bằng Tiếng Anh. Sau đó, tường trình lại nội dung để nâng cao kỹ năng thuyết trình.
Tham gia các em hoạt động đội nhóm như đóng kịch và các trò chơi tư duy bằng tiếng Anh.
Tham quan, dã ngoại và trải nghiệm thực tế tại một số nơi như: khu du lịch của thành phố, công viên, Viện bảo tàng, cung văn hóa, vườn sinh vật cảnh,…


20 phút học tiếng Anh mỗi ngày có hiệu quả?

Theo một công trình nghiên cứu của Hội đồng Anh được công bố, đến năm 2015, hơn một nửa thế giới, tương đương với gần 4 tỷ người, sẽ sử dụng Anh ngữ.

Trung tâm anh ngữ I-clc chuyên đào tạo anh văn thiếu nhi, anh văn giao tiếp, học tiếng anh cấp tốc hiệu quả. Hãy tham gia khóa học tại I-clc để cùng trả nghiệm nhiều lớp học thú vị tại đây nhé.

Từ thực tế
Một công trình nghiên cứu của Hội đồng Anh được công bố, đến năm 2015, hơn một nửa thế giới, tương đương với gần 4 tỷ người, sẽ sử dụng Anh ngữ. Con số đáng kinh ngạc này cho thấy mức độ phủ sóng và sức hấp dẫn của thứ ngôn ngữ này.

20 phút học tiếng Anh mỗi ngày có hiệu quả?
 Tiếng Anh đang ngày càng trở thành ưu tiên số một tại các công ty hiện nay.

Nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao khiến các trung tâm Anh ngữ mọc lên khắp nơi, chủ yếu đào tạo theo phương pháp truyền thống, các lớp học khoảng từ 6-20 học viên, 1 khóa học kéo dài khoảng 40-48h giờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ thời gian để theo học các khóa học này, đặc biệt là người đi làm. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này được đánh giá là chưa đem lại hiệu quả cao vì chưa gây được hứng thú thực sự ở người học.

Anh Thiên Ân, nhân viên tại một công ty tài chính cho biết: “Trước đây mình có theo học ở một trung tâm, tuy nhiên học tới buổi thứ 5 mình đã bỏ ngang vì cảm thấy cách dạy không phù hợp với mình. Ở lớp mình hầu như chỉ nghe giảng và ghi chép chứ không nói nhiều, ngồi gần 2 tiếng như vậy rất mất thời gian và không có hứng thúnên tới buổi thứ 5 mình nghỉ luôn.”

Nguyên nhân của sự chán nản và không hiệu quả là gì?

Cũng như anh Ân, rất nhiều học viên bỏ ngang khi đã ghi danh và đóng tiền hoặc đi học nhảy buổi, nhiều người vắng đến hơn một nửa số buổi, vừa mất kiến thức, vừa lãng phí tiền. Đa phần các trung tâm đều không có ràng buộc với học viên về số buổi học, một số trung tâm còn cho học viên bù vào những ngày nghỉ khiến khóa học đôi khi kéo dài đến 3 tháng thay vì 2 tháng. Việc học viên tự dễ dãi với việc học của mình khiến họ mất thêm thời gian, tiền bạc trong khi kiến thức không được ôn luyện hằng ngày dễ bị quên lãng.

Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người không hứng thú với việc học là vì họ không được thực hành nhiều trong giờ học. Tuy giáo viên luôn tạo cơ hội cho học viên nói nhiều nhất nhưng phần lớn chỉ khoảng 20-30% học viên là có thể giao tiếp thường xuyên với giáo viên. Đối với những người đi làm, một chương trình Tiếng Anh thương mại dạy chung cho cả một khóa học đôi khi lại không phù hợp với yêu cầu riêng của một số người khiến họ cảm thấy mình không nhận được nhiều từ khóa học.

Học như thế nào là đúng?
Theo ông Marcus Williams - giảng viên tiếng Anh, chuyên ngành tiếng Anh thương mại (thuộc đội ngũ đào tạo doanh nghiệp - Công ty cổ phần quốc tế EIV), để giải quyết những khó khăn này, người học cần một phương pháp học thông minh hơn, tiết kiệm thời gian và hiệu quả cao hơn. Cụ thể, hãy chọn một người đồng hành và hỗ trợ bạn trong quá trình học, cố gắng tương tác nhiều để nâng cao khả năng giao tiếp, đừng ngại khi yêu cầu sự giúp đỡ từ giáo viên, hay bạn bè, điều này giúp bạn có động lực hơn trong việc học tiếng Anh. Quan trọng nhất là người học cần phải dành thời gian học tiếng Anh hằng ngày, trung bình là 20 phút nhưng cần tập trung tối đa để nắm chắc kiến thức, đồng thời giúp não bộ hình thành tư duy và phản xạ tiếng Anh.

học tiếng Anh
Một cuộc gọi 20 phút mỗi ngày cho giáo viên nước ngoài cũng là một cách để học tiếng Anh có hiệu quả.

Trong 20 phút học, tránh lan man, nên học đúng nội dung đang cần. Tuy nhiên, dù áp dụng bất kì hình thức nào, người học cần phải chú ý học “đúng và chuẩn” ngay từ đầu, điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới nền tảng tiếng Anh của bạn sau này. Nhiều người khi bắt đầu, do học sai cách phát âm hay cách sử dụng cấu trúc câu… dẫn đến lỗi sai đi sâu vào cách phản xạ tiếng Anh. Lúc này, dù họ muốn sửa cũng rất khó hoặc phải mất một thời gian dài để làm quen lại từ đầu. Vì vậy, người học cần kiên trì nghe và phát âm theo giọng chuẩn của người bản xứ, học những cụm từ giao tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh…

Như vậy không cần phải mất quá nhiều thời gian để có mặt tại trung tâm người học vẫn có thể giỏi tiếng Anh và giao tiếp lưu loát. Học tiếng Anh là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự rèn luyện thường xuyên. Nếu không đủ kiên nhẫn để tự học ở nhà, học viên có thể tham khảo các mô hình như học tiếng Anh qua điện thoại , học tiếng Anh qua Skype, học online trên các website...

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Tại sao học sinh Việt Nam lại chọn du học Nhật Bản?

Du học Nhật ngày nay đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi chính sách của chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh "vừa đi học vừa đi làm". Để thông tin chi tiết về chương trình này, Hong Nhung C&T xin tóm tắt lại chương trình dưới dạng hỏi đáp nhằm cung cấp cho những ai có nguyện vọng đi du học Nhật Bản có thể yên tâm khi đăng ký tham gia chương trình này.

Bản quyền bài viết này đã được đăng ký. Nghiêm cấm các Công ty du học khác sao chép dưới mọi hình thức.

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH "DU HỌC NHẬT BẢN - VỪA HỌC VỪA LÀM" 

Hỏi: Xin cho biết ưu điểm của chương trình du học Nhật Bản là gì?

Đáp: Ưu điểm của chương trình du học Nhật Bản chính là “Vừa đi học và vừa đi làm”. Chương trình này phù hợp với đối tượng nhà nghèo, thu nhập trung bình, có ý chí muốn vươn lên trong cuộc sống.

Hỏi: Tôi có thể theo học những vùng nào của Nhật Bản?

Đáp: Bạn có thể theo học bất cứ vùng nào tại Nhật Bản nếu bạn muốn. Trừ khu vực tỉnh Fukushima đang bị đóng cửa do ảnh hưởng rò rỉ phóng xạ bởi trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011.

Hỏi: Tôi bị viêm gan B. Vậy có đủ điều kiện tham gia chương trình du học Nhật Bản này hay không?

Đáp: Đây là chương trình du học Nhật Bản chứ không phải chương trình xuất khẩu lao động. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản chỉ cấm những trường hợp bị nhiễm HIV, cúm gà H5N1 chứ không cấm các bệnh khác.

Hỏi: Vậy tôi sang Nhật Bản sẽ học gì? Làm việc gì? Thời gian học tập thế nào? Thời gian làm việc ra sao? Những công việc nào tôi được phép làm tại Nhật Bản? Mức lương mà tôi nhận được khoảng bao nhiêu tiền trong 1 tháng?

Đáp: Câu hỏi này có 6 ý. Chúng tôi xin trả lời lần lượt từng ý như sau:
+) Khi bạn sang Nhật Bản học bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học…v.v… từ 1 năm 3 tháng – 2 năm. Giai đoạn 2 bạn theo học các bậc học Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm), Cao học (2 năm)…v.v…Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.
+) Việc làm của bạn trong thời gian bạn học tập tại Nhật Bản là việc làm thêm. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 4h/1 ngày thường và 8h/1 ngày thứ Bảy, Chủ nhật.
+) Thời gian học tập của bạn 1 ngày 3,5 tiếng. Sáng từ 9h – 12h30
+) Thời gian làm việc của bạn sẽ được bắt đầu từ 13h30 buổi chiều cho đến tối (hoặc đêm nếu nhiều việc).
+) Những công việc bạn sẽ làm như sau: Phục vụ tại quán ăn (lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền…), phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong nhà máy chế biến rau, làm việc trong xưởng may, các công ty đóng gói thực phẩm, lau cửa kính các tòa nhà cao tầng, công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp….v.v….
+) Công việc làm thêm của các bạn được trả lương theo giờ làm việc. Mức lương mà bạn nhận được tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Thông thường dao động từ 800 Yên/1 giờ - 1,200 Yên/ 1 giờ. Ví dụ mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là 800 Yên/ 1 giờ, ngày thường bạn làm việc 4 tiếng, ngày thứ 7, chủ nhật bạn làm 8 tiếng như vậy tổng lương bạn nhận được trong 1 tháng là (152 giờ * 800 Yên) = 121,600 Yên/ 1 tháng ≈ 32,832,000 VNĐ/ 1 tháng. (theo tỷ giá ngày 10/08/2011).

Hỏi: Vậy đi làm thêm có đủ tiền trang trải các khoản như: học phí, ăn, ở, đi lại, tiêu vặt không?

Đáp: +) Tiền học của bạn bao gồm (học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, lệ phí thi...v.v..) khoảng 700,000 Yên/ 1 năm.
+) Tiền ăn: Bạn chi phí khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng (tự nấu ăn). Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
+) Tiền ở: Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. Phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 Yên
+) Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại 1 tháng khoảng 15,000 Yên. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
Tổng chí phí 1 năm của bạn sẽ vào khoảng: 1,420,000 Yên.
Tổng thu nhập tối thiểu của bạn trong 1 năm: 121,600 Yên/ 1 tháng * 12 tháng = 1,459,000 Yên >1,420,000 Yên .
Như vậy là bạn có thể hoàn toàn yên tâm với việc làm thêm sẽ đủ cho bạn trang trải toàn bộ chi phí. Đó là chưa kể đến những kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân, nghỉ hạ bạn được phép đi làm toàn bộ thời gian 8h/1 ngày. Mức lương cũng thay đổi từ 800 Yên/1h lên mức lương cao hơn nếu khả năng tiếng Nhật của bạn tăng lên. Theo điều tra của chúng tôi thì 100% các bạn học sinh Việt Nam du học tại Nhật Bản không những tiết kiệm đủ tiền để đóng học mà một số bạn còn gửi được về phụ giúp gia đình tại Việt Nam.

Hỏi: Vậy số tiền tôi phải bỏ ra khi đăng ký du học Nhật Bản là bao nhiêu? Sau khi sang Nhật Bản bao lâu thì tôi được đi làm thêm? Ai là người giới thiệu cho tôi việc làm thêm?

Đáp: +) Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký du học Nhật Bản là khoảng 220 triệu đồng - 240 triệu đồng (tùy theo mức học phí của các trường khác nhau). Số tiền này bao gồm: 
• Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm…v.v.. cho 1 năm đầu tiên.
• Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 6 tháng.
• Vé máy bay từ Việt Nam sang Nhật Bản.
• Các chi phí cho công ty Hồng Nhung lo thủ tục hồ sơ cho bạn.

+) Sau khi sang Nhật Bản, bạn cần phải làm các thủ tục giấy tờ như: 
• Khám sức khỏe.
• Đăng ký bảo hiểm.
• Đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn).
• Đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CMND của Việt Nam).
• Đăng ký xin đi làm thêm.

Tất cả những thủ tục này sẽ mất khoảng 20 ngày. Do đó thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể đi làm thêm là sau 1 tháng đến Nhật Bản.

+) Giới thiệu việc làm thêm cho bạn sẽ do phía nhà trường bạn theo học giới thiệu hoặc nhân viên của công ty Hồng Nhung tại Nhật Bản giới thiệu. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. 

Lưu ý: Nếu bạn không có đủ kinh phí nộp 1 năm học phí và 6 tháng ký túc xá. Công ty Hồng Nhung sẽ liên lạc với các trường đào tạo để xin phép cho bạn được nộp trước 6 tháng học phí và từ 2 – 3 tháng Ký túc xá. Như vậy khoản chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu sẽ thấp hơn mức phí trên.

Hỏi: Chi phí du học tại Nhật Bản giữa các vùng có sự khác nhau hay không? Ví dụ như sống tại Tokyo có đắt đỏ hơn các vùng khác không?

Đáp: Chi phí du học tại Nhật Bản không có sự khác nhau giữa các vùng, mà chỉ có sự khác nhau giữa các trường. Tùy thuộc mức học phí của các trường đưa ra có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, chênh lệch là không đáng kể. Nếu bạn sống tại Tokyo, mức chi phí sinh hoạt của bạn sẽ cao hơn khi bạn sống tại các vùng khác. Tuy nhiên, mức lương làm thêm tại Tokyo của bạn cũng cao hơn các vùng khác. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

Hỏi: Vậy nếu tôi không thể xin được việc làm thêm tại Nhật Bản hoặc việc làm thêm lương quá thấp, không đủ cho tôi trang trải tất cả chi phí, trong khi đó gia đình tôi không thể chu cấp cho tôi được nữa, thì tôi phải làm thế nào?

Đáp: Các trường đào tạo tại Nhật Bản cũng giống như 1 tổ chức kinh doanh. Mà sản phẩm kinh doanh chính là Giáo dục. Họ chỉ có thể duy trì trường, lớp khi bạn đóng học phí cho họ. Do đó, hỗ trợ việc làm thêm cho bạn là trách nhiệm của Nhà trường nơi bạn theo học. Bởi vì chỉ khi bạn có việc làm thêm ra tiền bạn mới có tiền nộp học phí cho nhà trường những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tất cả các trường chúng tôi hợp tác đều có chính sách đóng học phí 3 tháng/ 1 lần bắt đầu từ năm học thứ 2 của bạn tại trường. Điều này rất linh hoạt cho bạn có 1 kế hoạch tiết kiệm tiền để nộp học phí. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về việc làm thêm tại Nhật Bản




Hỏi: Sau khi học xong Giai đoạn 1. Tôi có phải thi lên Giai đoạn 2 hay không? Nếu không thi được thì tôi có phải về nước không?

Đáp: Sau khi bạn kết thúc Giai đoạn 1. Đối với các trường Trung cấp, Cao đẳng bạn không phải thi đầu vào. Đối với các trường Đại học thì có khoảng 40% là các trường Công lập (được miễn 40% - 60% học phí) bạn phải dự thi. Bạn sẽ phải thi các môn thi là Tiếng Nhật, toán, khoa học tự nhiên (môn lý, hóa, sinh) hoặc Tiếng Nhật, toán, khoa học xã hội (kiến thức xã hội tổng hợp về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản và thế giới). Như vậy là nếu bạn không thi được vào Đại học công lập thì bạn có thể học Đại học dân lập, Cao đẳng, Trung cấp..v.v…

Hỏi: Tôi muốn học Nghề hoặc Trung cấp tại Nhật Bản. Vậy có những ngành nghề gì? Thời gian học bao lâu? Sau khi tốt nghiệp tôi có thể ở lại Nhật Bản làm việc hay không? Nếu ở lại làm việc 1 thời gian, tôi muốn học liên thông lên Cao đẳng, Đại học tại Nhật Bản thì có được không?

Đáp: +) Nơi đào tạo Nghề trong các trường chuyên nghiệp gọi là trường Trung cấp. Đây là cơ sở giáo dục cung cấp các kiến thức cần thiết, các kỹ năng thực hành trong cuộc sống và nghề nghiệp. Có rất nhiều ngành học để bạn có thể lựa chọn như: Y tế, công nghệ, văn hóa, sư phạm, nghiệp vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội, may thời trang, nấu ăn, nông nghiệp, cơ khí, điện dân dụng, xây dựng,…v.v…Và 1 số ngành nghề khác bạn cần học thêm 6 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề như: Đạo diễn phim hoạt hình, đạo diễn phim, biên kịch, thiết kế trò chơi, thiết kế nội thất, sửa chữa ôtô, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, bếp trưởng, kiểm toán viên, tiếp viên hàng không, chuyên gia thẩm mỹ, cô nuôi dạy trẻ, phục vụ khách sạn, tạo mốt, chế tác đá quý, thiết kế thời trang, dọn dẹp nhà cửa…v.v..
+) Thời gian học Nghề là 2 năm. Một số ngành đặc biệt yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì bạn cần học thêm 6 tháng nữa để lấy chứng chỉ.
+) Sau khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn đủ điều kiện ở lại Nhật Bản làm việc. Công ty Hồng Nhung sẽ giới thiệu việc làm cho bạn và hướng dẫn hồ sơ thủ tục cho bạn được ở lại làm việc.
+) Sau một thời gian làm việc. Nếu bạn tích lũy đủ số tiền để theo học Đại học, hoặc bạn có mong muốn học Đại học để lấy bằng cấp cao hơn. Bạn có thể đăng ký theo học liên thông từ 2-3 năm để lấy bằng Đại học

Hỏi: Tôi đã tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam. Tôi muốn học Cao học tại Nhật Bản. Tôi chưa biết tiếng Nhật. Hãy hướng dẫn tôi cách học nào hiệu quả nhất tại Nhật Bản?

Đáp: Hầu hết các cơ sở đào tạo Cao học tại Nhật Bản đều giảng dạy bằng tiếng Nhật. Do đó, để bạn có thể theo học được Cao học, các cơ sở giáo dục này đều yêu cầu bạn tối thiểu phải có bằng năng lực tiếng Nhật 2 Kyu. Với trường hợp bạn chưa biết tiếng Nhật thì bạn sẽ phải đăng ký học tiếng Nhật tại Nhật Bản từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm. Sau đó bạn theo học Cao học 2 năm và lấy bằng thạc sĩ. Việc theo học cao học của bạn có 1 số trường tổ chức thi, số còn lại xét tuyển trực tiếp qua hồ sơ của bạn.

Hỏi: Tôi tốt nghiệp Cao đẳng tại Việt Nam. Tôi chưa biết tiếng Nhật. Tôi có thể theo học Cao học tại Nhật Bản được không?

Đáp: Câu hỏi này khá giống với câu hỏi trên. Tuy nhiên do bạn mới chỉ tốt nghiệp Cao đẳng, nên bạn phải đăng ký thêm khóa học dự bị Cao học 1 năm. Như vậy tổng thời gian để bạn lấy được bằng thạc sĩ sẽ là (1 năm 3 tháng đến 2 năm học tiếng Nhật + 1 năm dự bị Cao học + 2 năm Cao học = Thạc sĩ) 

Hỏi: Hiện tại tôi đang học năm thứ 2 tại trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam. Nếu tôi đăng ký du học Nhật Bản thì khi học xong Giai đoạn 1 (trường tiếng), tôi có thể vào năm học thứ 3 tại Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản hay không?

Đáp: Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Về nguyên tắc thì bạn không được phép nhập học vào năm thứ 3 tại trường Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản do hệ thống giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể được giảm bớt một số môn không phải học nếu các môn học đó có trùng nội dung giảng dạy mà bạn đã theo học tại Việt Nam rồi. Việc đó cũng đồng nghĩa là bạn có thể tốt nghiệp sớm hơn những bạn khác.

Hỏi: Trong quá trình tôi học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản. Chẳng may tôi bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật thì chế độ Bảo hiểm đối với tôi như thế nào?

Đáp: Khi bạn không may mắn bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật thì chế độ Bảo hiểm cho bạn là 91% tống số tiền bạn phải chi trả tiền viện phí, thuốc men. Ví dụ: Bạn bị đau ruột thừa, chi phí khám, mổ, chữa bệnh, thuốc men hết tổng 100 triệu đồng thì chính phủ Nhật Bản chi trả cho bạn 91 triệu – còn lại bạn tự chi trả 9 triệu. Đối với trường hợp đặc biệt là “chết người” thì mức bồi thường tối đa là 1,000,000 Yên/ 1 người ≈ 260 triệu đồng/ 1 người.

Hỏi: Khi tôi đăng ký tham gia chương trình du học Nhật Bản, tôi cần phải có những điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Quy trình xử lý hồ sơ du học Nhật Bản ra sao? 

Đáp: +) Điều kiện để bạn đăng ký tham gia chương trình du học Nhật Bản là: Tối thiểu tốt nghiệp PTTH, tuổi dưới 32 (không yêu cầu học lực). Có ý chí và hoài bão muốn thay đổi cuộc sống của bản thân và biết vươn lên trong khó khăn.

+) Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm:

I. CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN CÁ NHÂN.
1. Giấy khai sinh (bản sao)
2. Bằng tốt nghiệp THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có). (bản gốc)
3. Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (bản gốc).
4. Chứng minh thư nhân dân (bản công chứng).
5. Sổ hộ khẩu (bản công chứng).
6. 8 ảnh 3x4 và 8 ảnh 4x6 mới chụp trong vòng 3 tháng trở lại (không nhận ảnh Photoshop).
7. Hộ chiếu (nếu có).
8. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có).
9. Nếu là Tu Nghiệp Sinh về nước cần nộp: Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh, Hợp đồng Tu nghiệp.
10. Giấy xác nhận quyền sử dung đất (bản công chứng).

II. CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BẢO TRỢ TÀI CHÍNH.
1. Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (Chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em, ...v.v.. hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
2. Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính. (bản công chứng).

+) Quy trình xử lý hồ sơ

Bước 1: Nộp các giấy tờ từ mục 1 – 10 cho Công ty tư vấn du học Quốc tế Hồng Nhung (nếu học sinh chưa có giấy tờ thuộc mục 08, yêu cầu liên lạc với Công ty để được trợ giúp).
Bước 2: Công ty liên lạc với các trường tiếng Nhật và hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Học sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn, học sinh nộp phí xét hồ sơ của cục nhập cư là 30,000 Yên (số tiền này được hoàn trả lại khi bạn không đạt Giấy chứng nhận tư cách lưu trú).
Bước 4: Trường nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại Sở lưu trú.
Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.
Bước 6: Trường gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp học phí”. Học sinh tiến hành chuyển tiền nộp học phí sang trường (học sinh có thể ủy quyền cho công ty nộp hộ).
Bước 7: Trường gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”.
Bước 8: Công ty tư vấn du học Quốc tế Hồng Nhung nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Lãnh sứ quán Nhật Bản tại Tp. HCM hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. 
Bước 9: Học sinh đợi lấy Visa (khoảng 3-5 ngày làm việc).
Bước 10: Học sinh liên lạc với Công ty Hồng Nhung và nhà trường ngày dự định đến Nhật Bản.
Bước 11: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học.
Bước 12: Chính thức nhập học.

Hỏi: Tôi có cần phải học tiếng Nhật trước khi du học Nhật Bản không?

Đáp: Bạn nên theo học tiếng Nhật tại Việt Nam tối thiểu khoảng 3 tháng (song song với quá trình bạn chuẩn bị hồ sơ du học). Việc này sẽ giúp ích cho bạn khi bạn đặt chân đến Nhật Bản là có thể đi làm luôn. Và cũng thuận lợi hơn cho bạn trong quá trình theo học tại Nhật Bản. Công ty Hồng Nhung có mở lớp đào tạo tiếng Nhật miễn phí 3 tháng cho bạn.

Hỏi: Tôi có thể đăng ký du học Nhật Bản tại Công ty Hồng Nhung những thời điểm nào trong 1 năm?

Đáp: Du học Nhật Bản 1 năm có 4 kỳ tuyển sinh.
• Kỳ tuyển sinh tháng 01 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 3 tháng) – Bạn có thể nộp hồ sơ cho Công ty Hồng Nhung trong khoảng thời gian từ 01 tháng 07 – 30 tháng 09 năm trước.
• Kỳ tuyển sinh tháng 04 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 hoặc 2 năm) – Bạn có thể nộp hồ sơ cho Công ty Hồng Nhung trong khoảng thời gian từ 01 tháng 07 – 20 tháng 12 năm trước.
• Kỳ tuyển sinh tháng 07 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 9 tháng) – Bạn có thể nộp hồ sơ cho Công ty Hồng Nhung trong khoảng thời gian từ 01 tháng 01 – 20 tháng 03 trong năm.
• Kỳ tuyển sinh tháng 10 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 6 tháng) – Bạn có thể nộp hồ sơ cho Công ty Hồng Nhung trong khoảng thời gian từ 01 tháng 04 – 25 tháng 06 trong năm .

Hỏi: Tại sao chi phí du học Nhật Bản tại Công ty Hồng Nhung lại rẻ hơn các Công ty khác?

Đáp: Vì Công ty Hồng Nhung là đối tác chính thức của hơn 100 trường Đào tạo tại Nhật Bản. Do đó, chúng tôi là đối tác uy tín nên có thể đàm phán với các trường dành cho các bạn một chính sách học phí ưu đãi nhất. Chi phí về hồ sơ thủ tục luôn thấp hơn các công ty khác.

Hỏi: Trong thời gian học tập tại Nhật Bản tôi có được về nước thăm gia đình không? Có được mời người thân sang Nhật Bản chơi không?

Đáp: +) Trong thời gian bạn theo học tại Nhật Bản bạn có thể tranh thủ các kỳ nghỉ để về thăm gia đình. 1 năm học của bạn tại Nhật Bản có 4 kỳ nghỉ là: nghỉ Xuân, nghỉ Hạ, nghỉ Thu, nghỉ Đông (tổng thời gian nghỉ khoảng 2 tháng). Tuy nhiên, với kinh nghiệm của chúng tôi thì nếu không có việc thật sự cần thiết bạn không nên về nước thăm gia đình vào thời điểm này. Vì đối với các ngày nghỉ bạn được phép đi làm toàn thời gian mà lương lại cao gấp 1,2 lần so với ngày thường. Do đó, thời điểm nghỉ này cũng chính là thời điểm bạn “cày” tiền đóng học phí thích hợp nhất.

+) Trong thời gian bạn theo học tại Nhật Bản bạn hoàn toàn có thể mời người thân sang Nhật Bản chơi. Thời gian lưu trú cho người thân bạn tại Nhật Bản là không quá 90 ngày. Công ty Hồng Nhung sẽ hỗ trợ bạn làm những thủ tục mời người thân sang Nhật Bản cho bạn.

Hỏi: Sau khi học xong tôi có thể ở lại Nhật Bản làm việc hay không?

Đáp: Kể từ năm 1997, tất cả sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp từ bậc Trung cấp tại Nhật Bản cũng được phép ở lại Nhật Bản làm việc. Thời gian ở lại phụ thuộc vào hợp đồng của bạn ký với công ty tiếp nhận bạn. Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp Trung cấp, bạn xin vào làm việc tại 1 công ty tại Nhật Bản. Hợp đồng Công ty ký với bạn là 3 năm thì chính phủ Nhật Bản sẽ cấp Visa cho bạn 3,5 năm. Để nếu kết thúc hợp đồng với công ty này mà bạn không muốn làm nữa thì bạn cũng có 6 tháng để tìm kiếm công việc khác. Nếu sau 6 tháng đó bạn vẫn không thể tìm được công việc thì bạn phải quay trở về Việt Nam.

Hỏi: Có nghĩa là nếu tôi chỉ học hết Giai đoạn 1 (từ 1 – 2 năm) thì không được phép ở lại Nhật Bản làm việc?

Đáp: Chính xác

Hỏi: Có khó khăn gì khi xin việc làm chính thức tại Nhật Bản sau khi tôi tốt nghiệp từ bậc Trung cấp trở lên tại Nhật Bản?

Đáp: Nhật Bản là đất nước có “dân số già”. Do đó họ luôn khuyến khích những bạn trẻ ở lại làm việc. Tất nhiên mức lương mà họ trả cho bạn cũng chỉ bằng 70% họ trả cho người Nhật. Ví dụ lương cơ bản của người Nhật là 80 triệu/ 1 tháng thì lương cơ bản của bạn khoảng 56 triệu/ 1 tháng.
Do đó cơ hội việc làm đối với bạn là rất lớn. Theo thống kê của Công ty Hồng Nhung thì có đến 98% du học sinh Việt Nam ở lại Nhật Bản làm việc sau khi tốt nghiệp.

Hỏi: Tôi có được ở lại sinh sống và làm việc vĩnh viễn tại Nhật Bản hay không? Có được nhập quốc tịch Nhật Bản không?

Đáp: +) Sau khi bạn ở lại làm việc tại Nhật Bản được 5 năm. Bạn hoàn toàn có đủ điều kiện xin Visa vĩnh trú tại Nhật Bản (lưu trú vĩnh viễn). Với Visa vĩnh trú bạn được hưởng đầy đủ các quyền công dân như 1 người dân Nhật Bản (trừ Bầu cử, Ứng cử, thành lập các tổ chức chính trị, tôn giáo).

+) Người Nhật có quan điểm tương đối bảo thủ về vấn đề Quốc tịch. Chỉ có 3 trường hợp được cấp Quốc tịch đó là: Kết hôn với người Nhật, Tốt nghiệp từ tiến sĩ trở lên tại Nhật, hoặc có công đặc biệt với nước Nhật. 

Hỏi: Xin cho tôi biết chương trình Tu Nghiệp Sinh tại Nhật Bản và chương trình du học Nhật Bản có gì khác nhau?

Đáp: Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin khái quát như sau:

TU NGHIỆP SINH LÀ GÌ?
Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu Nghiệp Sinh (TNS) là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng). Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh” , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng. Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn 12.000 USD – 15.000 USD trong đó có từ 10.000 USD – 12.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn. Vậy câu hỏi là tại sao lại phải đặt cọc chống trốn? Lý do thật đơn giản: Khi bạn TNS tại Công ty hay Xí nghiệp nào của Nhật Bản, bạn phải làm việc tại đó cho đến hết hợp đồng (3 năm). Nếu Công ty đó phá sản hoặc hết hợp đồng, bắt buộc bạn phải về nước. Nếu bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó của bạn.
NHỮNG HẠN CHẾ GÌ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TU NGHIỆP SINH?
Hầu hết TNS tại Nhật Bản chẳng được đào tạo gì cả, một số ít thì được đào tạo sơ qua về tiếng Nhật và thực tế họ đang bán rẻ sức lao động của mình tại Nhật, do đó hầu hết các bạn TNS sau khi về nước không thể kiếm cho mình được một công việc cụ thể và lại tìm đường quay lại Nhật Bản với danh nghĩa Du học. Tuy nhiên một thực tế “đắng cay” là rất ít bạn TNS có cơ hội trở lại Nhật Bản để học tập do tìm không đúng các Công ty tư vấn du học có khả năng giúp các bạn sang Nhật du học do Các công ty đó khổng hiểu cách thức làm hồ sơ cho TNS sẽ khác rất nhiều so với làm Hồ sơ du học cho các bạn chưa từng đến Nhật.
NHỮNG ƯU ĐIỂM GÌ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN?
• Chương trình du học Nhật Bản là chương trình đào tạo cho bạn một trình độ tiếng Nhật tối thiểu (từ 1-2 năm) để được chấp nhận vào học tập tại các trường Đại Học, Cao đẳng….tại Nhật. Hơn thế nữa theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm trong thời gian học tập, khoản lương này tính trung bình vẫn cao hơn rất nhiều so với các bạn đi TNS.
• Chi phí du học phải bỏ ra ít hơn so với các bạn đi TNS.
• Sau khi học xong các trường đào tạo tiếng Nhật, các bạn có thể theo học Đại Học, Cao Đẳng… tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng các bạn được phép ở lại Nhật Bản làm việc và rất nhiều cơ hội định cư.
• Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học của Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 1,5 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore….. 

Hỏi: Trận động đất kinh hoàng xảy ra ngày 11/03/2011 tại Nhật Bản có ảnh hưởng gì đến việc du học Nhật Bản của tôi trong thời gian tới không? Thời điểm này tôi đăng ký du học Nhật Bản liệu có thể tìm kiếm công việc làm thêm hay không?

Đáp: Như các bạn đã biết. Vừa qua ngày 11/03/2011 xảy ra trận động đất kinh hoàng kèm sóng thần đã khiến rất nhiều người dân Nhật Bản mất nhà cửa. Tuy nhiên, với tinh thần quật cường của người Nhật. Họ đã bắt tay vào tái thiết đất nước. Các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất hiện nay đang thiếu 1 lượng nhân công rất lớn. Do đó, đây chính là cơ hội lớn chi sinh viên Việt Nam tìm kiếm việc làm thêm.

Còn về vấn đề học tập của các bạn học sinh thì hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì cả. Công ty Hồng Nhung cam kết không đưa các bạn vào vùng nguy hiểm (cách xa nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 tối thiểu 350 km).

Sưu tầm.

Du học Nhật Bản- Hệ Đại học, Cao đẳng

Du hoc Nhat Ban - Bậc Đại Học: Chương trình đại học chính quy thường kéo dài 4 năm, riêng y khoa, nha khoa và thú y học 6 năm. Tùy theo các trường đại học, có chế độ cho sinh viên không chính quy như sinh viên dự thính và sinh viên chỉ học một số môn chứ không học hết chương trình. Có chế độ dành cho du học sinh có mục đích nghiên cứu và học lấy bằng cấp, hoặc du học ngắn hạn đối với du học sinh không có mục đích lấy bằng. Những sinh viên tốt nghiệp Đại học phải đạt đầy đủ 124 học trình trở lên (đối với khoa đào tạo 4 năm), 199 với Y khoa, nha khoa, 182 với Thú y và 186 với dược khoa sẽ được cấp bằng “cử nhân”.

Bậc Cao Đẳng: Thời gian học cao đẳng thường là 2 năm, nhưng cũng có những ngành 3 năm như y tá, hộ ly. Các trường đại học của Nhật bản lấy trọng tâm là nghiên cứu học thuật, lý luận, còn các trường cao đẳng chủ yếu đào tạo kỹ năng ứng dụng trong thực tế. trong hệ cao đẳng 1/3 là trường nữ. Các khoa nhân văn, gia chánh, sư phạm, xã hội chiếm hơn một nửa. . Những sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng phải đạt đầy đủ 62 đơn vị học trình trở lên đối với khóa Cao đẳng 2 năm và 93 đơn vị học trình trở lên đối với khóa Cao đẳng 3 năm.

Điều kiện nhập học:

Muốn vào các trường Đại học, Cao đẳng của Nhật Bản phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:
1. Hoàn thành 12 năm học phổ thông ở nước sở tại hoặc những người đã hoàn thành xong bậc trung học phổ thông của những trường quốc tế tại Nhật Bản, và đủ 18 tuổi.
2. Theo Bộ Giáo Dục và Khoa Học, những sinh viên đến từ những nước có chế độ học phổ thông 10 hay 11 năm thì phải theo học “Khóa dự bị đại học”, và đủ 18 tuổi.
3. Những người đã đỗ ở kỳ thi năng lực tại nước sở tại tương đương với “ Kỳ thi năng lực tốt nghiệp bậc phổ thông” của Nhật Bản.
4. Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc có học lực cao hơn, theo điều tra tư cách nhập học của các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và đủ 18 tuổi.

Các giấy tờ cần thiết:

Tùy theo từng trường có thể khác nhau, nhìn chung cần các giấy tờ sau:
1. Đơn xin học (theo mẫu của trường)
2. Sơ yếu lý lịch
3. Bằng tốt nghiệp PTTH hay giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
4. Học bạ PTTH
5. Giấy tiến cử của hiệu trưởng hoặc giáo viên trường đó.
6. Giấy khám sực khỏe
7. Ảnh
8. Giấy chứng nhận ngoại kiều (trường hợp đang ở Nhật)
9. (Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh)

Kỳ thi nhập học:

1. Xét tuyển hồ sơ.
2. Kiểm tra học lực.
3. Phỏng vấn
4. Viết báo cáo hoặc bài tự luận
5. Kiểm tra một số năng lực khác có liên quan.
6. Kỳ thi du học Nhật Bản.
7. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật.

Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU).

Kỳ thi du học Nhật Bản là kỳ thi do JASSO tổ chức, được coi là một phần nội dung thi tuyển dành cho các sinh viên du học tự túc muốn theo học đại học tại Nhật bản. Kỳ thi được tổ chức 1 năm 2 lần, vào tháng 6 và tháng 11, tại Hà Nội và TP. HCM. Nội dung thi bao gồm:
a) Thi năng lực tiếng Nhật: Đáng giá trình độ tiếng Nhật (tiếng Nhật hàn lâm) để học ở bậc Đại học Nhật Bản, thời gian thi 120 phút, điểm số từ 0 – 400.
b) Thi các môn tự nhiên (chọn 2 môn trong 3 môn thi là Vật lý, Hóa học, Sinh vật), thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 – 200.
c) Thi môn tổng hợp: Đáng giá các kỹ năng cơ bản cần cho các môn đại cương đặc biệt là năng lực lý luận và khả năng tư duy để học tại các trường Đại học của Nhật Bản. Thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 - 200
d) Thi toán sơ cấp 1 và 2 (đối với chuyên nghành học cần nhiều đến toán) thời gian thi 80 phút, điểm số từ 0 – 200.
Thời gian nộp đơn dự thi đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 3, đợt 2 vào tháng 7.

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi Đại học

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là kỳ thi nhằm đánh giá và công nhận năng lực tiếng Nhật cho người nước ngoài, được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm tại nước Nhật và nước ngoài. Kỳ thi tổ chức vào tháng 7 chỉ thi 2 cấp độ là 1 kyu và 2 kyu còn kỳ thi vào tháng 12 thi đủ 4 cấp độ. Những học sinh muốn dự thi vào các trường quốc lập, công lập và một số trường dân lập sẽ phải dự kỳ thi tại trung tâm thi đại học. Hầu hết du học sinh được miễn kỳ thi này, tuy nhiên cũng có một số trường Đại học (chủ yếu đào tạo Y khoa, Nha Khoa) bắt buộc du học sinh phải dự kỳ thi này.
Duhochoasen.com sưu tầm.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Lý do du học Nhật Bản

Lý do du học Nhật Bản - Theo thống kê,ngày càng nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn du học Nhật Bản; trong đó, có 1087 SV Việt Nam học tại Nhật tính đến năm 2010

Bị “hút” bởi nhiều cái lợi

Khoảng 6, 7 năm trước đây, việc học sinh Việt Nam chọn du học Nhật Bản là vấn đề rất khó khăn vì Nhật chưa khuyến khích thành phần du học tự túc người Việt. Hầu hết du học sinh Việt Nam sang Nhật bằng học bổng do các trường cấp hoặc các suất học bổng của chính phủ. Do đó, việc làm một bộ hồ sơ để du học Nhật Bản là vấn đề nan giải.
Lý do du học Nhật Bản
Các du học sinh thời đó thường phải là con em các gia đình khá giả, có nguồn thu nhập ổn định cao và có trình độ năng lực Nhật ngữ nhất định mới được chấp nhận sang du học Nhật Bản. Chính vì sự khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục hồ sơ cho nên tỷ lệ đạt visa sang Nhật rất thấp. Hầu như không có công ty tư vấn du học Nhật Bản nào tồn tại được vì các trung tâm này không có nguồn thu như họ mong muốn.

Đến 2008, với chính sách tiếp nhận 300.000 lưu học sinh nước ngoài vào Nhật Bản của Bộ Giáo Dục và Đào tạo Nhật Bản, trong đó Nhật Bản khẳng định ưu tiên người nước ngoài biết tiếng Nhật mà không quan tâm nhiều đến yếu tố chứng minh nguồn thu nhập, thì việc du học Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đó cũng là lý do khiến hàng loạt các trung tâm tư vấn du học Nhật Bản ra đời.

Khác hẳn với thủ tục xin du học tại các nước Âu- Mỹ, du học Nhật Bản không cần qua phỏng vấn tại Đại sứ quán hay lãnh sự quán. Nhật Bản không cấp visa theo dạng sứ quán phỏng vấn mà toàn bộ hồ sơ được gửi trực tiếp sang Cục Nhập Cảnh Nhật Bản để xin giấy phép lưu trú.

Đặc biệt, du học sinh ở Nhật được Chính phủ cho phép đi làm thêm 28 tiếng 1 tuần để trang trải tiền sinh hoạt phí. Hơn nữa, họ còn có điều kiện học liên kết với nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ và các quốc gia Châu Âu. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam được học tập và làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp. Một loạt cái lợi nêu trên khiến hàng triệu người Việt ấp ủ ước mơ được du học Nhật Bản. 

Nói tóm lại, các bạn trẻ chọn du học Nhật Bản bởi lý do chính như sau:
Không có thái độ phân biệt đối xử giữa người Nhật và người nước ngoài.
Môi trường học tập thân thiện, thiên nhiên trong lành, an ninh đảm bảo.
Nền giáo dục chất lượng, đào tạo cho sinh viên cách thức sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách; học cách kiên cường như người Nhật.
Có nhiều cơ hội nhận học bổng và miễn giảm học phí cho sinh viên.
100% sinh viên quốc tế tìm được việc làm thêm ngoài giờ học với mức thu nhập hấp dẫn, tuỳ thuộc vào năng lực và thời gian làm việc của từng sinh viên. Sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình du học tại Nhật Bản.
Được nhà trường hỗ trợ tìm việc nếu có nhu cầu và được lựa chọn công việc phù hợp với thời gian và năng lực của từng học sinh.
Được phép làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp.

Cơ hội trưởng thành và hòa nhập cộng đồng

Thanh, học ở trường Meros (Tokyo) hơn 7 tháng, chia sẻ: “Ngoài việc học ở trường, mình có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa: giao lưu với học sinh cấp 3 ở Tokyo, hái táo, dự tiệc Giáng sinh, chia sẻ kinh nghiệm với người nước ngoài khi làm việc tại các công ty Nhật… Ngoài ra, còn được trường giới thiệu việc làm thêm và hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch, luyện tập cách trả lời phỏng vấn”.

Được mặc áo kimono khi tham gia các lễ hội giao lưu giữa các sinh viên, nhiều du học sinh Việt cảm thấy rất thích thú và có cảm giác như đang biến thành một thành viên trong cộng đồng người Nhật và hòa nhập với văn hóa của nước bạn.

Đến Nhật hơn một năm, hằng ngày vừa đi học vừa đi làm thêm, Phương, 24 tuổi đã quen dần với cuộc sống ở Nhật. Tuy có hơi vất vả nhưng Phương cho rằng đây là cơ hội để cô trưởng thành hơn khi quay về Việt Nam. Đã được học hỏi rất nhiều thứ ở Nhật, từ kiến thức đời sống đến cách ứng xử trong cộng đồng, cô tin rằng du họcNhật Bản là con đường rất tốt cho những ai muốn tự thử thách bản thân và trài nghiệm mình.

Học cách đối phó với khó khăn

Cho dù bạn đang học ở bất kỳ thành phố nào của Nhật, từ lớp mẫu giáo, tiểu học, hay lên đến đại học, bài học đầu tiên mà bạn được dạy sẽ là cách đối phó và ứng xử với thảm họa. Khi mặt đất rung chuyển, bạn sẽ làm gì đây? Vô số tình huống được đặt ra: nếu bạn đang ở trong phòng kín, hay khi đi trên đường, hoặc bị mắc kẹt giữa những nơi đông người. Đặc biệt, các bạn cũng được học cách nhận biết sóng thần và tự xử lý để bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Có thể nói, đây là những bài học mà không phải quốc gia nào cũng được đào tạo, đó cũng là một trong những lý do mà các bạn trẻ chọn du học Nhật Bản. Khi được cảnh báo trước những thử thách, khó khăn, cảm giác sợ hãi, lo âu sẽ biến mất và sự tự tin sẽ đến với các bạn, giúp chúng ta gan dạ, kiên cường hơn, và đúc rút được những kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống tương lai.

 
Liên kết: Thép ống - Thép tấm - thang may tai hang - Dịch vụ seo - Giay dep - Giay nam - Giay nu
Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.