“Du học, Đây có lẽ là một Đề tài xa xỉ Đối với nhiều người, nhất là với những gia Đình không có Điều kiện về kinh tế. khi còn học phổ thông, nằm mơ tôi cũng không nghĩ sẽ có một ngày mình rời việt nam Đi Du học. thế nhưng, có một Điều khó tin Đã xảy ra...”.
ĐÓ là lời chia sẻ của bạn Trần Trọng Hiền (du học sinh chương trình Đông Du, đang học tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản) về hành trình trau dồi kiến thức nơi xứ người mà TGGĐ có dịp ghi lại:
Tôi vô tình biết đến chương trình Du học Đông Du trong một lần xem điểm thi tiếng Nhật trực tuyến. Đánh liều thử đăng ký nhưng cuối cùng tôi lại được chính thức
tham gia chương trình dự bị du học Nhật Bản tại trường Nhật ngữ Đông Du vào tháng 8-2011. Hơn sáu tháng sau, tôi đặt chân đến sân bay Narita-Tokyo, biến mơ
ước viển vông thành hiện thực: đi du học.
Học như Trong quân đội
Tất cả học viên chương trình dự bị du học Đông Du đều phải sống nội trú, kể cả khi bạn có gia đình đang sinh sống tại Sài Gòn như tôi. Chúng tôi đã phải trải qua quá trình học tập hà khắc như trong quân đội. Mỗi sáng học viên phải thức dậy từ lúc 5h, sinh hoạt, học tập đến 23h mới được nghỉ. Chúng tôi chỉ được tự do vào
ngày Chủ nhật. Nhưng thỉnh thoảng chúng tôi phải tham gia chương trình dã ngoại hoặc công tác xã hội vào ngày nghỉ.Chương trình học dự bị chủ yếu là tiếng
Nhật (1.000 tiết, mỗi tiết 45 phút). Đến cuối khóa học, tất cả các học viên phải có trình độ Trung cấp Nhật ngữ Đông Du, đọc viết 2.000 chữ Hán, đọc hiểu thông
thạo giáo trình đại học bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được ôn tập kiến thức cơ bản các môn theo chương trình của Nhật và học bằng Nhật ngữ:
Toán, Lý, Hóa, Sinh (cho người theo học các ngành khoa học, kỹ thuật) và Kiến thức xã hội tổng quát, Lịch sử (cho người theo học các ngành xã hội).
Tháng đầu tiên tôi phải đóng mức phí 2 triệu đồng. Sau đó, đều đặn ba tháng học viên sẽ đóng học phí một lần. Ngoài ra, khi vào học tôi cũng phải đóng tiền cơ sở
vật chất 2,5 triệu đồng (chỉ đóng một lần). Với học viên nội trú như chúng tôi còn phát sinh thêm 500.000 đồng/tháng tiền ở ký túc xá, tiền ăn ở căng-tin tập thể (theo thời giá).
Mỗi khóa học dự bị có thể kéo dài từ 6 - 18 tháng tùy vào khả năng và ngành học mà mỗi học viên đăng ký. Học viên có kết quả học tập không tốt sẽ bị yêu cầu nghỉ học hoặc phải học lại, có trường hợp phải học tới 24 tháng mới xong. Tôi đã từng thắc mắc: “Tại sao lại phải ở tập trung? Tại sao phải học nhiều như thế?...”. Chỉ đến khi qua Nhật, tôi mới có thể tự trả lời những câu hỏi ấy.
Tự lực cánh sinh ở Nhật
Tôi được chọn đến Tokyo và học ở trường Nhật Ngữ Tokyo (The Naganuma School-Tokyo School of Japanese Language). So với áp lực học tập và công việc hiện tại của tôi ở Nhật thì những ngày tháng học dự bị ở Việt Nam chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể xem nhẹ việc học ở Việt Nam. Vì tùy vào thái độ và thành tích học tập ở Việt Nam, nhà trường sẽ phân vùng cho học sinh về các trường có ngành và áp lực học tập phù hợp với khả năng của mỗi học viên.
Tôi thấy đa phần du học sinh đến Nhật đều phải trải qua từ 1 - 2 năm học tiếng Nhật trước khi bước vào học chính thức ở các bậc học khác. Cho dù có học trước
tiếng Nhật ở Việt Nam thì khi đến Nhật, chúng tôi cũng không thể hoàn toàn nghe, nói, hiểu rõ ràng trong giao tiếp lẫn học thuật với người Nhật. Học phí cho việc
học tiếng Nhật tại các trường bản địa bình quân từ 600.000 - 700.000 yên/năm (khoảng 180 triệu đồng).
Tuy nhiên việc đóng học phí hàng trăm triệu cho một năm học ngoại ngữ với những gia đình kinh tế không dư dả như tôi là gánh nặng quá sức. Nhưng chúng tôi may mắn có được sự tín nhiệm của các trường đại học và trường tiếng Nhật dành cho du học sinh Đông Du nên được đặc cách không phải đóng trước học phí. Ngoài những du học sinh được Hội hỗ trợ sinh viên Shogakkai bảo lãnh đóng học phí trước 2 năm như tôi, các du học sinh khác của chương trình Đông Du đều được đóng học phí trễ. Tôi nằm trong số 36 du học sinh của chương trình Đông Du được Shogakkai bảo lãnh nên khi đến Nhật, tôi vừa không phải tốn tiền đóng học phí học ngay mà còn nhanh chóng kiếm được việc làm thêm. Tôi bắt đầu đi phát báo Asahi cho một tiệm báo ở vùng Kawasaki thuộc tỉnh Kanagawa (giáp ranh với Tokyo) sau khi thi đậu bằng lái xe theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Tôi được tiệm báo chi trả tiền nhà trọ hàng tháng (giá thuê bình quân ở vùng gần Tokyo vào khoảng 40.000 - 70.000 yên/tháng, tương đương từ 10 - 18 triệu
đồng/tháng). Ngoài việc đóng học phí muộn và miễn phí tiền nhà, những du học sinh làm nghề phát báo như tôi còn nhận lương hàng tháng khoảng 90.000 - 110.000 yên/tháng (hơn 25 triệu) tùy theo tiệm. Từ tháng 4 đến giờ, chi phí sinh hoạt bình quân của tôi khoảng 40.000 yên/tháng. Số tiền còn dư từ thu nhập phát báo, tôi tích trữ cho những năm học sau. Có thể nhiều người không tin nhưng khi sang Nhật tôi mang theo vỏn vẹn 25 triệu đồng để trang trải trong tháng đầu tiên. Cộng với chi phí học dự bị sáu tháng ở trường Nhật ngữ Đông Du, chi phí cho hành trình đến Nhật của tôi chưa đến 50 triệu đồng.
Tinh Thần đông Du
Từ ngày ở Việt Nam, tôi đã được nghe kể về sự gắn bó của du học sinh Đông Du. Dù chưa hề quen biết nhưng chỉ cần hai tiếng “Đông Du” là mọi khó khăn sẽ được
giải quyết. Mỗi năm tập thể du học sinh Đông Du tại Nhật đều biên soạn một quyển “Góp sức mùa thi” để giới thiệu về các trường đại học ở Nhật có nhiều du học
sinh Việt Nam đang học. Các cựu du học sinh và ngay cả đối tượng quan tâm đều có thể kết nối với nhau thông qua website của Hội: http://www.dongdu.org.
Sau hành trình du học này, tôi mong mình sẽ thành thạo những kỹ thuật sản xuất máy móc của người Nhật. Một ngày nào đó, biết đâu thế giới sẽ biết đến những
máy móc chất lượng cao “Made in Vietnam” do chính tôi làm ra!
"Có thể rồi tôi cũng sẽ học đại học theo nguyện vọng của gia đình, vì xã hội Việt Nam vẫn còn xem trọng bằng cấp. Nhưng trước hết tôi sẽ học thật vững chuyên môn, học làm một người thợ trước khi học làm thầy."
(Trần Trọng Hiền,24 tuổi, du học sinh chương trình Đông Du, huyện Kawasaki, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản)
NGUYỄN HUYỀN (ghi)